Sunday, January 16, 2011

Saturday, January 15, 2011

Đối thoại với Thủ tướng

Các Hackers hãy suy nghĩ kỹ về việc dùng tài năng của mình phục vụ cho dân tộc mình, thay vì làm công cụ chống lại dân tộc Việt Nam. Mọi người đều yêu quê hương, yêu dân tộc, yêu tổ quốc mình và họ sẵn sàng hy sinh vì dân tộc họ, bởi đó là cái chết có ý nghĩa nhất của một con người. Nhưng trên thế giới này không có chỗ đứng cho tình yêu chế độ. Tình yêu tổ quốc thiêng liêng đã bị người ta lợi dụng làm lệch đường, sai hướng thành tình yêu chế độ một cách tầm thường và vô vị, tại sao người ta lại phải yêu khi nó chỉ là nhằm bảo vệ lợi ích của một nhóm người, khi nó là chế độ cai trị bòn rút tài sản dân tộc cho giai cấp thống trị, trong quá khứ đã từng tạo ra giai cấp thuyền nhân làm chấn động lương tâm con người trên khắp thế giới và hiện đã hình thành một giai cấp mới đó là giai cấp dân oan với những cuộc đấu tranh quyết liệt đã diễn ra trên khắp mọi miền tổ quốc.


Đối thoại với Thủ tướng: 


Thưa Thủ tướng, người dân chúng tôi luôn thấy các biểu ngử ghi “TẤT CẢ VÌ MỤC TIÊU DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG DÂN CHỦ VÀ VĂN MINH” nhưng thực tế thì nạn áp bức bất công vẫn ngang nhiên hoành hành, có người bị tước đoạt toàn bộ tài sản, nhà, đất cùng mồ mả ông bà, hành động này vừa là vi phạm pháp luật vừa trái đạo lý làm người và chúng tôi đã ròng rã theo đuổi khiếu kiện hàng mấy chục năm trời từ địa phương đến trung ương nhưng chẳng những đã không được giải quyết còn bị khủng bố áp bức xóa hộ khẩu tước quyền cư trú, có trường hợp vì quá bức xúc cùng đường phẩn uất có người đã tự thiêu, biểu tình phản đối…

Xin hỏi Thủ tướng có thấu hiểu nổi đau của người dân khi phải sống cảnh ly hương trên chính quê hương mình không?

Còn gì đau xót uất hận hơn khi trong thời khắc thiêng liêng tết đến này phải sống cảnh không nhà cửa không cúng viếng ông bà? và Thủ tướng có biện pháp gì để chấm dứt tệ nạn áp bức bất công này?

Xin hỏi Thủ tướng khi người dân có những bằng chứng mà chắc chắn ai nhìn thấy cũng nhận ra được ngay những sai phạm nghiêm trọng, những điều bất công vô lý khiến cho nạn nhân không thể không khiếu kiện đến cùng, mong được có dịp đối thoại trình bày với các giới chức thẩm quyền nhưng các giới chức thẩm quyền vẫn điềm nhiên tọa thị ngoảnh mặt làm ngơ bỏ mặc không đoái hoài thì người dân phải làm sao?

Thủ tướng có nghĩ rằng cứ để kéo dài mãi đến lúc giọt nước sẽ làm tràn ly khi người dân không thể chịu đựng được nữa rồi sẽ đi đến tình trạng tức nước vỡ bờ không?

Kính thưa Thủ tướng, với niềm tin vào tương lai đất nước dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng tôi mong được đối thoại thật sự để trình bày đối chất. Trân trọng

Huỳnh Công Thuận - ĐT: 0983 32 33 36 




Những ngày se lạnh cuối năm luôn mang lại cho tôi những cảm xúc của một niềm đau nỗi nhớ quê hương, trong khi mọi người đang chuẩn bị vui mừng về quê đón tết thì trái lại đối với tôi lại là những ngày cay đắng buồn đau sầu thảm nhất. Sau bao nhiêu năm sống kiếp không nhà, phải sống trong cảnh ly hương trên chính quê hương mình, đối với tôi hai tiếng “về quê” đã không còn! Dù đã cố quên nhưng khốn nạn thay ngày mà người ta đưa ông táo lại là ngày giổ nội tôi, nội tôi mất đúng vào ngày 23 tết năm 1978 – đó cũng là năm cuối cùng anh em tôi được hưởng không khí gia đình ấm áp trong căn nhà do chính tay anh chúng tôi dựng lên trong phần đất hương hỏa của gia tộc họ HUỲNH chúng tôi. Nhớ lại những ngày ấy với những thời khắc cuối năm bên những ngôi mộ tổ tiên gia tộc đã được con cháu tảo mộ chu toàn với khói hương và với sự tưởng nhớ thành kính đối với tổ tiên. Nhưng rồi sau đó thì như cụ Nguyễn Du diễn tả:
 

Người nách thước, kẻ tay đao; Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

Thắm thoát đã mấy mươi năm từ một thanh niên tràn đầy sức sống và sống có lý tưởng, tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời mình với những nỗi truân chuyên phải liên tục đấu tranh chống áp bức bất công, nhưng chẳng những không kết quả ngược lại còn bị rơi vào những “cuộc chiến” không lối thoát. Tôi đã mất quá nhiều thời gian của đời mình cho việc này, giờ đã bước sang tuổi xế chiều không còn nhiều thời gian nữa nhưng vẫn không biết đến bao giờ mình mới được “về quê”, không biết bao giờ mới được tự do thanh thản thắp những nén hương viếng mộ tổ tiên trong những ngày lễ giổ vì những ngôi mộ của gia tộc chúng tôi hiện đang bị chiếm đoạt…
 
Nội ơi! kính xin hương hồn Nội hãy tha thứ chúng con không thể thắp hương viếng mộ Nội mỗi khi người ta đưa ông táo cũng là ngày giổ của Nội. Nội ơi ! Xin Nội hãy tha thứ chúng con bất lực để Nội đã chết mà vẫn không được yên mồ mả. Khấn nguyện hương hồn tổ tông gia tộc họ HUỲNH phù hộ cho con cháu giải được nỗi oan khuất này để người sống có được nơi cư trú và người chết được yên mồ mả. Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Đây là một câu chuyện có thật, một câu chuyện không bình thường chút nào đối với số phận nghiệt ngã của một con người với những nỗi truân chuyên trong cuộc đời phải liên tục đấu tranh chống áp bức bất công. Xin tham khảo thêm tại đây:
Đầu năm 2009 anh Huỳnh Công Thế bệnh nặng bệnh viện trả về, trình báo đưa về an táng trong nghĩa trang gia tộc có sự xác nhận của chính quyền địa phương, vào ngày 24 tháng 12 âm lịch tức là một ngày sau ngày giổ nội tôi, thân nhân gia tộc chúng tôi sau bao nhiêu năm mới được cùng nhau thấp hương viếng mộ tổ tiên nhân dịp an táng Huỳnh Công Thế. Có thể nói đây là một thời khắc hiếm hoi và vô cùng quý báu đối với gia tộc họ HUỲNH chúng tôi. Và rồi mấy ngày sau đó chúng tôi phải leo rào để vào gắn mộ bia cho anh Huỳnh Công Thế.
Thiết nghĩ mồ mả không chỉ là tài sản riêng của một gia tộc mà còn là niềm tự hào của cả quốc gia dân tộc. Trong thời chiến tranh loạn lạc, bản thân người sống lo còn không xong, nên không lo cho mồ mả người chết chu toàn là điều có thể chấp nhận được. Ngày nay, đang ở thời bình trị, ổn định thì việc làm trước hết là phải khôi phục lại truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời đã bị xâm hóa nghiêm trọng sau những thăng trầm của đất nước. Giữ gìn và bảo quản cúng viếng mồ mả tổ tiên là giử cho con cháu đời sau một truyền thống văn hóa đạo hiếu “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Hiện con cháu gia tộc họ HUỲNH chúng tôi không được quyền giữ gìn bảo quản cúng viếng mồ mả tổ tiên nằm trong phần đất hương hỏa của gia tộc chúng tôi nhưng tôi vẫn cố gắng lưu truyền gìn giử được gia phả của gia tộc mình trên phần đất ảo. Những người con đi xa, nếu bị thất lạc thông tin về gia tộc họ HUỲNH có thể dễ dàng tìm lại được nguồn cội của mình trên website Việt Nam gia phả tại đây:
Người Việt Nam chúng ta có câu: “Sống cái nhà – Thác cái mồ” nhưng với những gì đã xảy ra đối với tôi và gia tộc tôi, cả với người sống lẫn người chết quả thực là đã quá sức chịu đựng!. Thiết nghĩ cướp nhà người sống và nhất là cướp mộ người chết là một trọng tội cần phải được trừng trị một cách thật nghiêm khắc. Tôi luôn tin tưởng rằng: quyền bảo quản giử gìn mồ mả tổ tiên trong phần đất hương hỏa của gia tộc họ “HUỲNH” rồi thế nào cũng trở về với con cháu họ HUỲNH chúng tôi và khi đó tôi sẽ vô cùng mãn nguyện.
Và khi nhìn lại “đoạn trường truân chuyên” trong suốt bao nhiêu năm qua dường như có giọt lệ nào, không chảy xuống mà chảy ngược vào tim tôi, lăn mãi, và lăn mãi… Người ta có thể tách quê hương ra khỏi con người nhưng không thể tách niềm đau nỗi nhớ quê hương ra khỏi tâm hồn họ.
Những ngày cuối năm 2010
HUỲNH CÔNG THUẬN
ĐT: 0983323336 – Email: huynhcongthuan@gmail.com