Tuesday, July 29, 2014

Vợ anh TPB: Vui vì anh đã được trả lại danh dự



Vợ anh TPB: “Vui vì anh đã được trả lại danh dự”


Anh Nguyễn Văn Xúp, sinh năm 1951 vừa mất lúc 21g15 tối 25.07.2014 tại bệnh viện Chợ Rẩy, Sài Gòn, quan tài được đưa về căn nhà nằm trong hẻm của một khu lao động nghèo bên quận 8, số 5C.26 Đường Nguyển Duy, Khu Phố 1, Phường 9, Quận 8, Sàigòn.
Anh Xúp là một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cấp bậc: Hạ sỉ. Đơn vị cuối cùng: Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 46 thuộc Sư đoàn 25 Bộ Binh.Bị thương tại chiến trường Hậu Nghĩa năm 1970.
Anh Xúp từ nhỏ đã bỏ quê vào Saigon kiếm sống, không có thân nhân, ít bạn bè. Đến lúc sa cơ thất thế không biết trông cậy vào ai. Không có bảo hiểm y tế, khi bệnh phải chạy tiền mua thuốc. Gần đây sau nhiều lần phát bệnh, Bác sỉ đã cho biết: “Trong cơ thể của anh còn nhiều chất độc hại thời chiến tranh, lúc còn trẻ có thể lướt qua, nhưng nay lớn tuổi thì phát tác”.




Giấy tờ cũ của anh đã mất hết, vì vậy trong suốt hơn 40 năm qua, chỉ một lần duy nhất có một chiến hửu giới thiệu đến một ân nhân khi về thăm Việt Nam cho anh 100 USD, cách nay đã 04 năm rồi thôi, không có gì nữa, anh Xúp cho biết như thế. Còn về phía các hội đoàn hải ngoại, họ đòi hỏi phải có giấy tờ chứng minh, nhưng anh đã bị mất hết giấy tờ nên đành chịu vậy thôi.

Đối với người bị cụt hai chân như anh rất cần một chiếc xe lắc tay, nhưng chưa bao giờ được có, suốt bao nhiêu năm qua anh chỉ di chuyển bằng hai cái đòn ngồi.
Anh Phạm Trung Hiếu, một cựu quân nhân Sư đoàn 18, là người có tâm huyết, chuyên giúp đở các Thương Phế Binh, khi biết được hoàn cảnh anh Xúp,đã hỏi:
“Nếu có một chiếc xe lắc tay, anh có xử dụng được không ?”
Anh không nói nên lời, chỉ gật đầu với đôi mắt rực sáng, cứ như điều nghe nói chỉ là ước mơ không bao giờ thành hiện thực.
Vợ anh Xúp, chị Lê Thị Tiền rửa chén mướn cho một quán bán hủ tiếu. Địa chỉ nhà anh Xúp thật ra cũng lấy của nhà hàng xóm kế bên.
Sáng ngày 27.07.2014, đến viếng đám tang anh Xúp với tư cách là một chiến hữu, chúng tôi hỏi chị:“Một người vợ vừa mất chồng, chị nghĩ thế nào hay có ý kiến gì không?”
Chị lại trả lời: “Dạ, em rất vui”, tôi giật mình,vì câu trả lời, nhưng chị nói tiếp:
“Em vui mừng lắm, vui nước mắt chảy luôn đó, anh cho gởi lời cám ơn đến các cha ở nhà thờ Chúa Cứu Thế. Nhà em nghèo lắm, nghèo đến nỗi ảnh bệnh không có tiền chửa trị phải nằm nhà chịu chết, may nhờ anh Hiếu giúp kêu cứu và rồi ảnh được đưa đi bệnh viện, đến khi ảnh mất lại được các cha và các anh em giúp đở chu toàn. Nhất là nhiều anh em bạn lính cũ mà em chưa hề biết như anh cũng đến thăm”.
Chị Tiền nhấn mạnh: “Vui vì anh đã được trả lại danh dự”.
Chị kể thêm: “Sau 1975, dù anh bị thương tật cụt hai chân nhưng họ cũng rất ghét vì anh là lính chê độ cũ. Nhớ lại lần bầu cử đầu tiên năm 1976, chiều tối trước ngày bỏ phiếu anh đi ngang qua phòng phiếu thì có mấy đứa nhỏ chơi đá banh văng vào phòng phiếu, họ liền bắt anh nói là do anh xúi dục, họ đòi tử hình về tội phá hoại bầu cử, chị năn nỉ lạy lụt họ tha, nhưng anh cũng bị nhốt hết một tháng trời”.
Điều trân trọng và đáng phục nhất ở người phụ nữ này là chị làm vợ anh vào năm 1972, sau khi anh đã bị cụt hai chân.
 





Vợ chồng anh Xúp có hai con, nhưng vì hộ khẩu của anh ở quênên các con đều lấy theo họ mẹ, và cũng vì gia đình quá nghèo, nên các con chưa học hết cấp 1,đều phải đi làm phụ giúp gia đình. Con trai lớn của anh chị là Lê Công Danh sinh năm 1972, hiện phụ bán với chủ vựa cá.Người con kế làLê Anh Tăng, sinh năm 1975 hiện làm phụ hồ.

Cháu Lê Anh Tăng nói về đám tang ba mình:
“Dạ, con rất mừng, rất hãnh diện khi ba chết có nhiều người bạn chế độ cũ đến thăm rất đông, nhưng con cũng thắc mắc sao lúc ba còn sống lại ít người đến”.
Chúng tôi phải giải thích thắc mắc này cho cháu Tăng. Lý do trước kia ít người đến là vì ba của cháu không giử liên lạc với bạn bè, còn những người bạn biết đến với ba cháu họ cũng không đưa thông tin đến mọi người, và gia đình cũng không tìm hiểu liên lạc giúp ba, thậm chí vào cuối tháng tư 2014 vừa qua khi nhà thờ Chúa Cứu Thế tổ chức Ngày Tri Ân Thương Phế Binh, ba cháu cũng không đến đăng ký, mãi sau này được anh Hiếu báo cho biết trường hợp khó khăn của ba cháu, yêu cầu giúp đở thì chúng tôi mới biết.
Nhà anh Xúp diện tích chỉcở 10m2, ngang khoảng 2,5m, dài khoảng 4m, trước kia là một hố sình lầy trong khu ổ chuột. Gia đình anh tự đổ đất, che chòi ở đại, bị đuổi nhiều lần, nhưng cứ ở liềuở lì, sau này không bị đuổi nữa, từ từ nhàđã được lợp tôn, đóng vách ván,nhưng không được cấp số nhà.Căn nhà nhỏ đến nỗi không có nhà vệ sinh, phải đi nhờ nhà hàng xóm. Cửa nhà chỉ rộng hơn một mét, nên quan tài anh Xúp đã chiếm trọn cửa, và đầu quan tài cũng ngang với mặt vách, bàn thờ phải đặt ra bên ngoài lối đi.
 





Anh Xúp không có điện thoại bàn,điện thoại di động lại càng không, vì vậy khi anh Hiếu đưa thông tin ra bên ngoài kêu gọi, có người hỏi số điện thoại của anh Xúp nhưng làm gì có để cho.
Niềm vui vì danh dự người linh được tôn trọng đã đến với gia đình anh Xúp, nhưng còn rất nhiều gia đình khác vẫn đang phải ở trong sợ hãi và khinh miệt do chính sách của nhà đương quyền lên án những người linh chế độ cũ là ngụy quân ngụy quyền, mặc dù họ chẳng làm gì xấu, và nhất là thân thể của họ đang là những người tàn tật nặng nề.
HUỲNH CÔNG THUẬN
Học viên truyền thông Khóa Sài Gòn, tháng 07.2014

*****
Anh TPB Nguyễn Văn Xúp này là một trong hai trường hợp đặc biệt được Dòng Chúa Cứu Thế cứu giúp khẩn cấp. Người kia là anh TPB Lê Xuân, sinh năm 1950 ở Huế. Năm 18 tuổi tình nguyện vào Biệt động quân, ra trường về Tiểu đoàn 42 “cọp ba đầu rằn” khét tiếng miền tây, vào tháng 10 năm 1968 anh bị thương trong trận “Cù Lao Mây” ở Cần Thơ. Viên đạn ghim vào cột sống, là hệ thần kinh trung ương nên BS không dám mổ lấy ra sợ nguy hiểm đến tánh mạng, anh chưa có vợ rồi bị thương nằm một chổ suốt bao nhiêu năm, anh sống chung với vợ chồng người em trai tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, nhưng người em này cũng bị bệnh tâm thần, anh còn một người em gái tên Lê Thị Hoa ở Bình Dương, chị Hoa hiện đang chăm sóc anh tại BV cho biết, chị không ở chung nhưng khi anh Xuân có gì nguy cấp thì gọi chị đến, chị còn thố lộ cho biết thêm, trước chị là nữ quân nhân thuộc liên đoàn 15 Biệt Động Quân, đơn vị đóng ở Phú Bài, Huế.
Trường hợp của anh Xuân đã được anh Hiếu lập hồ sơ làm thủ tục với hội đoàn, từ tám tháng nay anh được cấp 50 USD mỗi tháng (cấp suốt đời).
Chiều tối 24/7 anh Xuân trở bệnh nặng. Mặc dầu anh có thẻ bảo hiểm y tế nhưng cũng phải đóng viện phí, vì gia cảnh quá nghèo lại đơn chiếc nên anh quyết định không đi bệnh viện, nằm nhà chờ chết. Khi anh Hiếu hay tin, một mặt thúc hối người nhà đưa đi Bệnh viện cấp cứu, một mặt đánh liều kêu cứu đến Cha Đinh Hữu Thoại, được Cha Thoại nhận lời và tận tình giúp đở, cũng may Cha Thoại có quen vị bác sĩ ở BV Bình Phước nhờ can thiệp chuyển anh Xuân về BV Chợ Rẫy ở Sài Gòn chửa trị vượt qua cơn nguy cấp.
Trưa 27/7/2014 chúng tôi đến BV Chợ Rẩy thăm anh. Các cựu quân nhân gồm vợ chồng anh Hiếu, anh Kiệt, anh Lý và tôi, cùng với thế hệ hậu duệ gồm anh Tuấn Trương, chị Thúy Phụng, Minh em, Hùng Phạm và cô bé Quỳnh Anh.
Thấy chúng tôi đến, anh rất vui mừng, dù sức khỏe yếu nhưng anh cũng chuyện trò vui vẽ cùng mọi người. Em gái anh cho biết, lúc sáng có Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế đến thăm.
Chị Hoa còn nói: “lần này anh Xuân quyết định nằm nhà chờ chết vì gia đình không có tiền, cũng may là anh Hiếu lên tiếng và được Cha nhận lời giúp chuyển anh đến BV này chửa trị, đối với gia đình đây như là một giấc mơ”.

Chị Hoa nói: “thật ra có hai niềm vui”, (một) là anh đã vượt qua nguy hiểm nhờ sự giúp đở tận tình các Cha DCCT và (hai) là lâu lắm rồi mới có dịp nói chuyện về đời binh nghiệp ngày xưa.
Cuối cùng, chị bật nói ra cảm nhận của mình: “vui vì anh đã được trả lại danh dự”.
Cũng xin được nói thêm. Ngày 25/7/2014 cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành chia sẻ về sự quan tâm của Giáo hội Việt Nam trong việc làm Truyền thông công giáo. Cha Giám tỉnh Vinh Sơn cho biết qua cuộc tiếp chuyện với Đức tổng Giám mục tổng Giáo phận Sài Gòn, cha đã trình bày về sứ mạng của Truyền thông Chúa Cứu Thế là đem Tin Mừng vào thế giới truyền thông cho những người có đạo và chưa có đạo. Những người tin Chúa làm truyền thông không phải là vì quyền lực, không phải để củng cố thế đứng chính trị ….

Sài gòn, ngày 29/07/2014

Wednesday, July 16, 2014

VƯỜN RAU LỘC HƯNG Dân oan giữa lòng Thành phố Sài Gòn


Khi đến tại hiện trường lấy tin mới thấy biết sự thật về lực lượng công quyền phường 6, quận Tân Bình được điều động đến trấn áp người dân khu vực Vườn Rau Lộc Hưng. Thoạt đầu chỉ định chụp một vài ảnh kỹ niệm, nhưng khi thấy có bóng người thấp thoáng bên trong cửa trường Mầm Non vội đưa máy lên, nghĩ chỉ có mình thôi không ngờ về xem lại hình thì có nhiều ngưừi khác cũng đưa máy đến gần để chụp chứ không phải chỉ một mình mình.

 


Nhận thấy khi chụp hình phía người dân vui vẽ thân thiện cho nên không lưu ý, đến khi có người khều báo cho biết có người núp trên lầu bên trường Mầm Non chỉa máy xuống, thì ra là lực lượng công quyền, đưa máy chĩa lên thì người trên kia vội quay mặt núp trốn.



Vô tình được nghe những đoạn trao đổi giữa những người dân ở phường 6, quận Tân Bình đang sống trong khu vườn rau Lộc Hưng tranh luận đối đáp với những “người dân tự phát” được nhà cầm quyền đưa đến gây rối.
Giọng điệu lý luận của phía dân tự phát rất ngô nghê kiểu như:
“đất này là của nhà nước, của chính quyền, mấy người nghe bọn xấu xúi dục coi chừng bị hốt đi tù hết đừng có than...”
Còn những người dân vườn rau Lộc Hưng thì nói rằng:
“Gia đình chúng tôi đã liên tục sinh sống ở đây từ mấy đời nay, sinh sống liên tục từ năm 1954 đến nay, chính quyền có muốn gì cũng phải theo pháp luật, phải thông báo đối thoại công khai chứ cái kiểu áp đặt lén lút dứt khoát là không được, thử hỏinngười dân chỉ làm cái hàng rào thôi mà kéo xe cộ, người ngỗng ầm ầm xuống như đánh giặc, có giỏi sao không kéo ra đuổi mấy cái giàn khoan của bọn TQ xâm lược ở biển Đông kìa”. 
Đặc biệt có một bà cụ rất già nói là đã sống ở khu kế cận từ rất lâu, nghe tiếng loa ồn ào đến xem và góp ý:
“Tôi sống gần đây từ hơn 70 năm rồi, từ thời ông Thiệu tụi thương phế binh với chiêu bài “người cày có ruộng, TPB có nhà”, bọn nó đi kiếm đất “cắm dùi” đã từng đến đây cắm dùi định chiếm khu đất này lại còn được sự giúp sức hổ trợ của chính quyền cũ, nhưng bị người dân ở đây phản đối quyết liệt nó chiếm không được, còn mấy năm sau giải phóng chế độ CS này cũng đã làm nhiều lần rồi, đã có đỗ máu, đã có người bị bắt bớ đi tù nhưng cũng không chiếm được, lần này cũng vậy thôi, bây giờ làm sai một tí là báo đài họ la lên ngay, làm sao mà lấy ngang đất của người dân đã làm ăn sinh sống từ bao nhiêu năm được. Mấy năm trước có mấy đoàn xe của người nước ngoài có cả giấy tờ của ông Chủ tịch Lê Hoàng Quân tưởng dễ ăn, xe đến đây bị người dân bắt giữ, mấy ông bà doanh nhân đái trong quần còn tài xế thì bỏ xe trốn, dãy cao ốc đầu bên kia là của Bưu Điện cũng là đất chiếm của vườn rau Lộc Hưng, có lần họ làm bản vẽ quy hoạch bán nền nhà cho nhân viên với giá rẽ, mọi người kêu nhau nộp tiền đến khi đổ bễ phải trả lại tiền, nhưng có người không chịu thưa kiện ra đến tòa”.

 
Đến thực tế tại khu vườn rau Lộc Hưng này mới thấy tinh thần của người dân rất đoàn kết và không hề sợ sệt, từ các bé thiếu nhi, đến các người lớn kể cả các cụ ông, cụ bà. Theo mình có lẽ là xóm đạo nên họ luôn tin tưởng vào công lý. Mặc dù bên ngoài khu vườn rau Lộc Hưng, đường Chấn Hưng đang bị lực lượng phường 6, quận Tân Bình bao vây ngăn chặn không cho người dân qua lại, ngay đối diện là trường Mầm Non (bên cạnh nhà thờ Lộc Hưng) trong khi các cháu bé đang trong lớp nhưng sân trường và các hành lang bị nhà cầm quyền trưng dụng làm bộ chỉ huy trấn áp người dân, dù tình hình rất căng thẳng nhưng người dân cũng không hề sợ hãi mà cùng nắm chặt tay nhau quyết tâm giử đất và sẳn sàng đón nhận sự đàn áp của lực lượng công quyền và đặc biệt bên trong khu vườn rau người dân vẫn sinh sống trong khung cảnh an bình cả chim chóc vẫn xà xuống hòa đồng cùng con người. khó tìm được một không khí an bình như thế này ngay giữa lòng thành phố Sài Gòn ồn ào.




Điều gây bức xúc khó chịu nhất đối với người dân là hệ thống loa phóng thanh công suất lớn của lực lượng công quyền hôm qua đặt ngoài lề đường đã làm đinh tai nhức óc người dân, hôm nay được đặt trong sân trường Mầm Non nơi các em bé đang cần sự yên tĩnh, được nghe tin đã có một số phụ huynh gọi vào gặp ban giám hiệu nhà trường khiếu nại, nhờ vậy tiếng loa lãi nhãi đã được giảm âm lượng một tí.
Đến buổi trưa trong khi lực lượng công quyền được tiếp tế lương thực nước uống tận nơi thì những người dân vườn rau vào hái lượm rau trong vườn rau giữa tiếng chim hót thiên nhiên để nấu cơm đãi khách, các người dân chiến sĩ giữ đất và những người đến ủng hộ cùng nhau ăn bữa cơm trưa dã chiến dưới bóng cây rất vui vẽ đầm thấm và thân thiết.
 

Trưa nắng nóng, trong khi người dân vật vã ngoài lề đường chầu chực giữ đất thì lực lượng công quyền vào nơi bóng mát trong sân trường nằm nghĩ thoải mái, chắc cũng có lẽ nhờ vậy họ tắt hệ thống loa để họ nghĩ ngơi?.




Đến đầu giờ chiều tiếng loa của lực lượng công quyền lại tiếp tục vang lên lãi nhãi làm người dân rất khó chịu.

Đến khoảng 3g chiều người dân Vườn Rau đã thảo một ĐƠN TỐ CÁO gởi đi các nơi, đem dán lên bảng thông báo cùng với hình ảnh đàn áp của 6 năm về trước vào đúng ngày 16/7/2008, nhiều người còn nhớ ở lần đàn áp đó máu của người dân đã đỗ ra vì mãnh đất này và người dân đã thành công trong việc giữ đất.




Sau khi bà con dán bảng thông báo nhiều người đứng lại xem thì có vài anh an ninh đứng bên kia đường đưa máy ảnh lên ra dấu xin được đến chụp hình và bà con vui vẽ sẳn sàng mời cứ tự nhiên.
Đến 15g30 tình hình bên phía lực lượng công quyền thu dọn tắt hệ thống loa phóng thanh có dấu hiệu rút quân nhưng mãi đến gần 16g vẫn còn án binh bất động với dáng vẽ ngồi đứng rất uể oải ...
Và rồi sau cùng lực lượng côn an và côn đồ xanh tuần tự lên xe rút đi, bà con mến mộ theo tiễn đưa các anh tận xe.

Đến 16g05 tất cả lực lượng công quyền rút đi, nhưng chưa biết ngày mai sẽ ra sao !


Khu vực Vườn Rau Lộc Hưng giữa lòng thành phố Sài Gòn