Sunday, April 28, 2013

2/5/2013 "Đơn Tố cáo & tố giác công an lộng hành"

Ngày 8/9/2011 "Tâm công an" (CSCĐ) dẫn côn đồ đến hành hung, Hình do tổ BS cấp cứu BV Sài Gòn Sài Gòn chụp



Ngày 2/3/2013 côn đồ chặn đường giật máy chụp hình và hành hung nhưng chúng được Công an phường 28, Bình Thạnh bao che.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2013

ĐƠN TỐ CÁO và TỐ GIÁC
(Tố cáo vụ án giết người & Tố giác công an lộng hành)

Kính gởi:     - Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Công an TP HCM
                    - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh
          - Chánh Thanh tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh


Đồng kính gởi:       - Chánh Thanh tra bộ Công an
- Trung tướng TRẦN ĐƠN, Tư lệnh Quân khu 7
- Tư lệnh bộ tư lệnh TP.HCM
- Đại tướng TRẦN ĐẠI QUANG Bộ trưởng bộ Công an
- Đại Tướng PHÙNG QUANG THANH Bộ trưởng bộ Quốc phòng
- Các cơ quan truyền thông, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình.


I.               Người tố cáo, tố giác:
-        Họ tên: HUỲNH CÔNG THUẬN. CMND: 330668464. Hiện tạm trú tại số 280/14A đường Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.
-        Điện thoại: 0983323336 - Email: huynhcongthuan@gmail.com

II.            Tố cáo vụ án giết người:
Vào lúc 9g30 ngày 8-9-2011 đang ngồi quán café cốc trước trụ sở Ngân Hàng Vietcombank TPHCM ở bến Chương Dương (nay là đường Võ Văn Kiệt) có người đến gây sự và sau đó anh ta dẫn theo 2 tên côn đồ mình đầy hình xâm đến, một tên ra phía sau dùng vỏ chai thủy tinh đập mạnh vào đầu tôi máu tuôn xối xả từ đầu xuống ướt cả áo quần, ướt cả bàn ghế, vợ chồng chủ quán café can ngăn và gọi anh ta là “Tâm công an”. May mắn có một người tốt bụng đưa tôi đến bệnh viện đa khoa Sài Gòn cấp cứu. Khi bảo vệ bệnh viện dìu vào đến nơi tôi lã người với mắt mũi tay chân quần áo đầy máu là lúc 10g30…
Sau khi cấp cứu, khâu may vết thương xong bác sĩ cho biết trường hợp này cần phải đưa ra pháp luật nên lập hồ sơ bệnh án rất kỷ để cấp giấy chứng thương. Qua tổng đài được biết thuộc phường Nguyễn Thái Bình, gọi đến công an phường Nguyễn Thái Bình được trả lời phải đích thân đến trình báo chứ không nhận qua điện thoại, sáng hôm sau 9-9-2011 sau khi được bác sĩ khám tôi xin phép bác sĩ đến công an trình báo thì bác sĩ không cho tôi rời bệnh viện, một lần nửa tôi gọi đến công an phường Nguyễn Thái Bình, sau đó vào khoảng 9 giờ cùng ngày có người đến gặp hỏi han nhưng chỉ hỏi và hứa miệng là sẽ điều tra nhân vật “Tâm công an” là ai và sẽ giải quyết đến nơi đến chốn, nhưng sau đó im lặng không báo gì cả (sau khi ra viện đến công an phường Nguyễn Thái Bình tôi biết đó là cán bộ tên Hương).
Ngày 12/9/2011 khi còn đang nằm bệnh viện tôi đã làm ĐƠN TỐ CÁO ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ gởi đến Trưởng Công an phường Nguyễn Thái Bình, Trưởng Công an Quận 1 và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân quận 1, TP.HCM. Nhưng mãi cho đến nay không công bố quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố đến tôi theo quy định.
Trong thời gian qua tôi đã phát hiện nhận diện được một số người có liên quan đến vụ án giết người có tổ chức đối với tôi như sau:
1.     Vào tháng 11/2011 khi đang chạy xe máy tại khu vực phường 10, quận Phú Nhuận đã bị người chặn đường hăm dọa buộc tôi phải rút đơn tố cáo. Người này tự xưng là công an nhưng không đưa ra được bất kỳ giấy công tác, giấy giới thiệu hay giấy tờ gì có thể gọi là thi hành công vụ, đã có lần người này lợi dụng sự quen biết cá nhân nhờ địa phương viết giấy mời tôi, thậm chí có lần giật điện thoại, khi tri hô kêu cứu thì nạn nhân (tôi) lại bị bắt giử cả người lẫn xe (người này khi xưng tên Phát, khi Văn).
2.     Ngày 1/7/2012 khoảng 9g30 tôi đậu xe bên đường Phạm Hồng Thái chờ đón chủ ở trong KS New World, khi xuống mua nước uống thì người này từ phía sau tiếp cận hỏi mượn điện thoại, không cho thì liền thò tay giật nhưng điện thoại để trong bao nên không giật được, tôi bỏ chạy tri hô nhưng vẫn bị đuổi theo, khi đã vào trong xe bấm gọi tổng đài công an thành phố (08.38387344) người này còn thò tay vào xe giật nhưng bị vướng kính xe nên không giật được, khi công an phường Bến Thành đến thì người giật điện thoại của tôi kề tai nói nhỏ, Công an không hỏi đầu đuôi lại thu giử tất cả giấy tờ xe ôtô, giấy CMND đồng thời buộc tôi lái xe về trụ sở công an phường giam giử cả người lẫn xe ôtô, lại đưa tôi vào chung phòng với những người đã giật điện thoại, nhiều lần phản đối yêu cầu lập biên bản nhưng chẳng những đã không được lại bị mấy người này ép buộc tôi phải đưa điện thoại cho họ, khi chủ tôi gọi điện thoại bảo tôi đưa xe vào đón những người này nói mỉa mai bảo “đón taxi mà đi”, bị thu giử tất cả giấy tờ xe, giấy tùy thân và giam giử cả người lẫn xe ôtô từ 9g30 sáng đến 17g30 chiều mà không hề lập biên bản, đến chiều khi người tự xưng tên Tuấn (đi chung với người giựt điện thoại) trả giấy tờ cho về, tôi phát hiện xe ôtô bị phá hoại đập móp, yêu cầu lập biên bản nhưng tất cả cán bộ công an phường bỏ đi chỉ có dân phòng ở lại.
3.     Khoảng 7g30 sáng ngày 28/12/2012, đang điều khiển xe máy trên đường Độc Lập - Quận Tân Phú đến trước trường mầm non Hồng Ân (số nhà 203) bỗng bị chặn đường, ép xe và giật chìa khóa xe của tôi. Trong khi đang cố giử thì phía sau có thêm mấy người nữa (trong số đó có người từng giật điện thoại của tôi tại KS New World ngày 1/7/2012) buộc lòng tôi phải bỏ xe chạy bộ tri hô kêu cứu, chạy đến bệnh viện Phú Thọ thấy có mấy người bảo vệ, tôi chạy vào cầu cứu nhờ bảo vệ bệnh viện gọi công an. Khi đã vào ngồi trên băng ghế phía trong khuôn viên bệnh viện nhưng họ vẫn đuổi theo giật cái tai nghe không dây của tôi (tai nghe Bluetooth). Khoảng 10 phút sau, công an đến nhưng người chặn xe, giật chìa khóa xe và tai nghe của tôi kề tai nói nhỏ với anh công an, ngay lập tức, công an đã vô cớ cưỡng chế tôi về trụ sở công an phường Tân Quý - Quận Tân Phú. Tại trụ sở công an đã đẩy tôi vào chung phòng với 4 người kia, tôi phản đối và yêu cầu lập biên bản nhưng chẳng những đã đã không lập biên bản công an phường còn bảo kê cho những người cướp giật, ép buộc tôi không được dùng điện thoại và bắt tôi phải tháo đồng hồ ra để lên bàn cùng với điện thoại. Thừa lúc tôi đi vệ sinh, những người này lén lấy điện thoại và đồng hồ của tôi, khi phát hiện, tôi phải phản đối dữ lắm thì họ mới chịu trả lại điện thoại (để lại lên bàn) còn cái đồng hồ của tôi mới mua còn bảo hành họ không trả lại. Sau đó tôi phát hiện họ đã truy cập trái phép vào điện thoại của tôi. Đến 19h45 tối họ mới trả lại đồng hồ trong tình trạng đã bị họcạy phá hư xé rách tem bảo hành. Tôi yêu cầu công an phường lập biên bản không được, yêu cầu ghi vào sổ trực cũng không được.
4.     Trước đó vào tháng 7/2011 khi vào trụ ATM tôi đã phát hiện bị lén lút theo dõi, bỏ đi đến trụ ATM khác cũng bị theo, thậm chí vào điểm giao dịch có kính chống nhìn trộm nhưng họ cũng cố nhìn vào. Riêng tại căn nhà mà tôi hiện đang ở, vào tháng 6/2012 khi đi vắng đã bị kẻ gian bẻ khóa đột nhập, khi về tôi đã báo đến công an, sau đó có việc đi vắng, qua nhà kế cận nhờ trông giúp thì được nói nhỏ cho biết là công an đó không phải trộm đâu, hỏi sao biết, được trả lời là có người tự xưng là công an vào nhà nói với mẹ? Sau đó tôi lưu ý quan sát thì thấy chính người giật điện thoại của tôi là một trong những người lén lút rình nhà tôi, sau đó 2 lần nữa bị trộm (2 laptop) nhưng tôi không báo đến công an làm gì cho mất công.
Nay tôi tố cáo vụ án tổ chức giết người ĐƠN TỐ CÁO ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ đã gởi ngày 12/9/2011, nhưng mãi đến nay không công bố quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố, lại còn rò rĩ thông tin đến những kẻ liên quan với các chứng cứ sau:
·        Sau khi tên “Tâm công an” dẫn côn đồ hành hung tôi phải vào cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn 6 ngày, khi ra viện tôi có đề nghị giao nộpbộ đồ máu cho công an làm tang chứng, nhưng cán bộ Hương bảo không cần, khi tôi đến thì cán bộ Hương lại đưa “Tâm công an” đến nhận mặt tôi, vì sợ sẽ bị truy sát bịt miệng nên tôi đã cực lực phản đối việc này, sau đó nhờ một dân phòng cho tôi biết Tâm là cảnh sát cơ động.
·        Công an Quận 1 đã thụ lý ĐƠN TỐ CÁO ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ nhưng sau đó tôi phát hiện thông tin việc tố cáo của tôi đã bị rò rỉ, vào tháng 10/2011 khi đang chạy xe máy tại khu vực phường 10, quận Phú Nhuận tôi bị chặn đường hăm dọa buộc tôi phải rút đơn tố cáo. Ngày 1/7/2012 cũng chính người này đã cướp giật điện thoại của tôi.
·        Ngày 28/12/2012 tôi bị chặn xe, giật giật tai nghe, sau đó bị lấy điện thoại, đồng hồ và phá hư đồng hồ của tôi, còn đe dọa việc tôi đã tố cáo vụ án tổ chức giết người trước ngân hàng Vietcombank. (người này tự xưng tên là Minh, Huỳnh Công Minh).
III. Tố giác công an lộng hành:
Ngoài ra, còn những vụ việc áp bức bất công khác do công an và những kẻ tự xưng là công an lộng hành ngang nhiên đập phá tài sản, hành hung và làm nhục người dân ngay trên đường phố, trong đồn công an lẫn trong trại giam, đơn cử một vài việc cụ thể như sau:
1.     Tối 13/7/2012, một số bạn bè tham dự sinh nhật 3 người bạn: Trịnh Kim Tiến, Lê Ngọc Hồ Điệp và Bùi Minh Hằng tại quán Hương Đồng 4 (quận Bình Thạnh). Khi ra về Lê Quốc Quyết cho mấy người phụ nữ quá giang về đã bị 8 người bám theo xe gây sự, họ đã đập bể nát kiếng bên hông phải và kiếng sau xe ôtô, còn thò tay vào hành hung phụ nữ trong xe, cô Nguyễn Hoàng Vi vị đánh bầm mặt, chảy máu tay...  Trước tình trạng đó, mọi người quyết định chạy kiếm đồn công an, khi hỏi thăm người dân đồn công an gần nhất ở đâu, một tên côn đồ đã nói: "Tao là công an nè. Tụi mày ngon gọi công an đi!" và đám người này vẫn tiếp tục đuổi theo hành hung mà không ai dám can ngăn vì họ xưng là công an, khi xe chạy đến trước cổng doanh trại quân khu 7 trên đường Hoàng Văn Thụ liền tấp vào kêu cứu, bọn họ mới buông tha nhưng vẫn đứng gần đó chứ không hề bỏ đi... Một người chỉ huy ra nói rằng đã gọi công an nhưng chờ mãi không thấy công an đến, đành phải chạy xe đi tiếp trong sự đeo bám của những người này.
2.     Ngày 28/12/2012 cô Nguyễn Hoàng Vi bị một số người xông vào bắt ngay trên đường phố, sau đó đưa vào công an phường Nguyễn Cư trinh xâm phạm thân thể, còn cởi đồ quay phim làm nhục... Ngày 4/1/2013 cô Hoàng Vi đã gởi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng TP.HCM và Quốc hội. Trong đơn tố cáo, cô Hoàng Vi “kêu gọi tất cả những cá nhân và tổ chức cùng quan tâm, giúp đỡ và lên tiếng bảo vệ, để những hành vi tương tự sẽ không còn tái diễn đối với những công dân khác” nhưng mãi cho đến nay vẫn chưa giải quyết. Ngày 2/3/2013 sau buổi sinh nhật 3 chị em Hoàng Vi, một số người đã chặn đường cướp giật máy chụp hình và hành hung anh Lê Hoàng Tân, khi gọi báo công an đến thì công an phường 28 Quận Bình Thạnh lại bao che cho những người này.
3.     Và mới đây, ngày 26/04/2013 bà Nguyễn Thị Nhung đến thăm con gái là SV Nguyễn Phương Uyên bị bắt một cách mờ ám và bị giam từ tháng 10/2012, rất bất ngờ thấy nhiều thương tích trên cơ thể con gái, bé Uyên đã kể với mẹ bị đánh đập đến ngất trong trại giam, trong khi cán bộ trại giam lại nói Phương Uyên bị lên cơn co giật vì động kinh. Bà Nhung cho biết từ nhỏ đến lớn bé Uyên không hề có chứng bệnh lạ đó.
Kính thưa, Công an có nhiệm vụ bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản người dân cũng như bảo vệ pháp luật Nhà Nước. Nhưng ở đây công an không những đã không làm tròn nhiệm vụ ngược lại còn vi phạm pháp luật, nhất là tình trạng những người tự xưng là công an lộng hành ngang nhiên khủng bố hành hung người dân ngay trên đường phố là không thể chấp nhận nhưng người dân chúng tôi không biết phải kêu vào đâu ?.
Nay yêu cầu:
- Các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân có liên quan đến vụ án tổ chức giết người đối với tôi ngày 8/9/2011.
- Những tổ chức và cá nhân có liên quan đến vụ án tổ chức giết người này phải công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại về danh dự và những tổn thất trong công việc của tôi.
Đặc biệt yêu cầu:
Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bộ Quốc phòng và các Tướng Lãnh quân đội hãy có biện pháp giúp đở người dân chúng tôi trừng trị những kẻ tự xưng là công an lộng hành ngang nhiên khủng bố hành hung người dân ngay trên đường phố.
Khi quyết định công khai tố cáo và tố giác những việc áp bức bất công do những người tự xưng, tự nhận là “công an” ngang nhiên vi phạm pháp luật là tôi đã chấp nhận mọi nguy hiểm, nhưng tôi tin vào việc làm của mình, tôi tin vào lẽ phải, tin vào công lý và sự thật, cái giá mà tôi phải trả nếu có chỉ là bản thân tôi đổi lại là những kẻ thủ ác sẽ bị đưa ra ánh sáng, để các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Tôi xin khẳng định:
Tôi sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất đưa đến, nhưng tuyệt đối không tự thiêu, không tự sát và không bao giờ tự nguyện xin vào trụ sở công an tự tử. Nếu sau này có lời khai nào không đúng với những tố cáo này, tức là không phải của tôi, do tôi. Nhất là những lời tự thú nếu có thì chắc chắn là do bị ép buộc hoặc bị cắt ghép làm sai sự thật.
LƯU Ý:
·        Yêu cầu các cơ quan hửu trách trả lời bằng văn bản đúng theo quy định của pháp luật.
·        Trường hợp mời làm việc phải lập biên bản trung thực và người tố cáo phải giử một bản, điều này phải ghi rõ vào giấy mời, nếu không yêu cầu đừng mời.
Trân trọng
Huỳnh Công Thuận


Biên nhận gởi đơn ngày 2/5/2013

Tuesday, April 23, 2013

Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc



Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217 (III), ngày 10 tháng 12 năm 1948.

·       Nhà nước Việt Nam đã cam kết tôn trọng khi ký vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và hiện đang tranh cử một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
·       Đây là các quy định mà chính Việt Nam tự chấp thuận khi trở thành thành viên ký kết vào Công ước quốc tế về quyền dân sự và quyền chính trị của công dân:
·       Việt Nam đã đồng ý với thế giới rằng tất cả mọi người dân đều có quyền được tự do bày tỏ quan điểm chính trị và tự do lập hội.
 

Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.
LỜI NÓI ĐẦU
Với nhận thức rằng:
Việc thừa nhận nhân phẩm vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới,
Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động tàn bạo, xâm phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người,
Nhân guyền phải được pháp luật bảo vệ để mỗi người không buộc phải nổi loạn như là biện pháp cuối cùng để chống lại chế độ cường quyền và áp bức,
Cần phải khuyến khích việc phát triển quan hệ bằng hữu giữa các dân tộc,
Nhân dân các nước thành viên Liên Hợp Quốc trong bản Hiến chương đã một lần nữa khẳng định niềm tin của mình vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm, vào giá trị của mỗi người, vào quyền bình đẳng nam nữ, và đã bầy tỏ quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng như xây dựng các điều kiện sống tốt hơn, tự do hơn.
Các nước thành viên đã cam kết, cùng với tổ chức Liên Hợp Quốc, phấn đấu thúc đẩy mọi người tôn trọng và thực hiện các quyền cũng như nhũng tự do cơ bản của con người.
Nhận thức thống nhất về những quyền và tự do đó của con người là yếu tố quan trọng nhất cho việc thực hiện đầy đủ cam kết này.
Nay, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố:
Bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mọi cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội, trên cơ sở luôn ghi nhớ Bản tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục, cũng như sẽ phấn đấu đảm bảo cho mọi người dân, ở chính các nước thành viên của Liên Hợp Quốc và ở các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, công nhận và thực hiện những quyền và tự do đó một cách có hiệu quả thông qua những biện pháp tích cực, trong phạm vi quốc gia hay quốc tế.

Điều 1
Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu.

Điều 2
Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội.

Điều 3
Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân.

Điều 4
Không ai phải làm nô lệ hay bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị ngăn cấm.

Điều 5
Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6
Mọi người đều có quyền được thừa nhận tư cách là con người trước pháp luật ở khắp mọi nơi.

Điều 7
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau không có bất cứ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người đều được bảo vệ như nhau chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử vi phạm Bản tuyên ngôn này cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biệt đối xử như vậy.

Điều 8
Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bênh vực theo pháp luật trước những hành vi vi phạm các quyền cơ bản do hiến pháp hay luật pháp quy định.

Điều 9
Không ai bị bắt, giam giữ hay đày đi nơi khác một cách độc đoán.

Điều 10
Mọi người, với tư cách bình đẳng về mọi phương diện, đều có quyền đươc một toà án độc lập và vô tư phân xử công bằng và công khai để xác định quyền, nghĩa vụ hoặc bất cứ một lời buộc tội nào đối với người đó.

Điều 11
1. Mọi người, nếu bị quy tội hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một toà án công khai, nơi người đó dã có được tất cả những đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp.
2. Không ai bị kết tội hình sự vì một hành vi hay sự tắc trách không bị coi là một tội hình sự theo quy định của luật pháp quốc gia hay quốc tế vào thời điểm đó. Cũng như không cho phép áp dụng hình thức xử phạt đối với một tội hình sự nặng hơn so với quy định của luật pháp lúc bấy giờ cho mức độ phạm tội cụ thể như vậy.

Điều 12
Không ai bị can thiệp một cách độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hay thư tín của cá nhân người đó cũng như không bị xâm phạm tới danh dự và uy tín. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại những hành vi can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.

Điều 13
1. Mọi người đều có quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia.
2. Mọi người đều có quyền rời khỏi bất cứ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình.

Điều 14
1. Mọi người đều có quyền tìm kiếm và được lánh nạn ở những nước khác khi bị ngược đãi.
2. Quyền này không được áp dụng trong trường hợp đương sự bị truy tố vì những tội không mang tính chất chính trị hay vì những hành vi đi ngược lại mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 15
1. Mọi người đều có quyền nhập quốc tịch của một nước nào đó.
2. Không ai bị tước đoạt quốc tịch của mình hay bị khước từ quyền được thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

Điều 16
1. Nam hay nữ đến tuổi thành niên đều có quyền hôn nhân và xây dựng gia đình mà không có bất cứ một hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong cuộc sông vợ chồng và lúc ly hôn.
2. Việc kết hôn chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên.
3. Gia đình là một đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội và được xã hội và nhà nước bảo vệ.

Điều 17
1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hay chung với những người khác.
2. Không ai bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc doán.

Điều 18
Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.

Điều 19
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

Điều 20
1. Mọi người đều có quyền tự do họp hành và tham gia hiệp hội một cách hoà bình.
2. Không ai bị bắt buộc phải tham gia một hiệp hội nào.

Điều 21
1. Mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của nước mình, một cách trực tiếp hay thông qua những đại diện được tự do lựa chọn.
2. Mọi người đều có quyền được hưởng các dịch vụ công cộng của đất nước mình một cách bình đẳng.
3. Ý chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông và bình đẳng và được thực hiện qua bỏ phiếu kín hoặc qua các thủ tục bỏ phiếu tự do tương tự.

Điều 22
Với tư cách là thành viên của xã hội, mọi người đều có quyền được hưởng bảo hiểm xã hội cũng như được thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá không thể thiếu đối với nhân phẩm và tự do phát triển nhân cách của mình, thông qua nỗ lực quốc gia, hợp tác quốc tế và phù hợp với hệ thống tổ chức và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Điều 23
1. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn công việc, được hưởng điều diện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống lại tình trạng thất nghiệp.
2. Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho công việc như nhau, không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào.
3. Mọi người đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng và thuận lợi đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhân phẩm và được hỗ trợ thêm từ các hình thức bảo trợ xã hội khác, nếu cần thiết.
4. Mọi ngượi đều có quyền thành lập và tham gia các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

Điều 24
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả quyền được hạn chế hợp lý về số giờ làm việc và hưởng những ngày nghỉ định kỳ được trả lương.

Điều 25
1. Mọi người đều có quyền được hưởng mức sống đủ để đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các mặt ăn, mặc, ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết khác, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, goá bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng kiểm soát của mình.
2. Các bà mẹ và trẻ em cần được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tất cả trẻ em, sinh ra trong hoặc ngoài giá thú, đều được hưởng mức độ bảo trợ xã hội như nhau.

Điều 26
1. Mọi người đều có quyền được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có đủ khả năng.
2. Giáo dục phải hướng tới mục tiêu giúp con người phát triển đầy đủ nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục phải tăng cường sự hiểu biết, lòng vị tha và tình bằng hữu giữa tất cả các dân tộc, các nhóm tôn giáo và chủng tộc, cũng như phải đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc vì mục đích gìn giữ hoà bình.
3. Cha, mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn loại hình giáo dục cho con cái.

Điều 27
1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia xẻ những thành tựu và lợi ích của tiến bộ khoa học.
2. Mọi người đều có quyền được bảo hộ đối với những quyền lợi về vật chất và tinh thần xuất phát từ công trình khoa học, văn học và nghệ thuật mà người đó là tác giả.

Điều 28
Mọi người đều có quyền được hưởng trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó các quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.

Điều 29
1. Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất người đó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ.
2. Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.
3. Trong bất cứ trường hợp nào, việc thực hiện những quyền và tự do này cũng không được đi ngược lại với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 30
Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này.


Liên hiệp quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948

Nguồn: VP Cao ủy Nhân quyền LHQ
(UN Office of the High Commissioner of Human Rights)


Sunday, April 21, 2013

Thư gửi Bạn về Ngày Dã Ngoại - Quyền Con Người vào ngày 5 tháng 5, 2013



Bạn bè thân quý,

Trước hết xin cám ơn mọi người đã yêu quý, quan tâm, ủng hộ và hưởng ứng tham dự Buổi dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người vào ngày 5 tháng 5 năm 2013 sắp tới đây.

Và để trả lời những câu hỏi có nội dung gần giống nhau về buổi gặp gỡ này, Chúng Ta - Công Dân Tự Do xin có đôi lời ở đây để tất cả các bạn cùng tiện theo dõi nhé.

Như các bạn đã biết, dã ngoại là một hình thức sinh hoạt tập thể ngoài trời, giúp cho mọi người có thể gần gũi và dễ dàng trao đổi với nhau hơn. Vì lẽ đó mà ngoài việc mỗi người, mỗi gia đình tự chuẩn bị nước uống và đồ ăn nhẹ cho mình thì việc tạo nên không khí vui vẻ, tinh thần thoải mái khi tham gia sinh hoạt là điều cần thiết.

Bên cạnh đó, để Chúng Ta có thể trao đổi hiệu quả, đó các bạn có thể tìm đọc lại bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền để hiểu rõ hơn và chia sẻ với nhau ý tưởng trong lần gặp gỡ tới.

Nhân quyền, hay Quyền Con Người là một khái niệm lớn, và trên thực tế mỗi người chắc chắn sẽ có một góc nhìn, một quan điểm riêng về Nhân Quyền. Tuy nhiên, nếu đem áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày, Chúng Ta vẫn sẽ có nhiều điểm chung cho nhiều trường hợp khác nhau. Vì thế việc công khai gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm với nhau về vấn đề này chính là một hình thức thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng và văn minh hơn. Tự nó, việc Chúng Ta - những Công Dân Tự Do, cùng nhau gặp gỡ cũng chính là một hành động thể hiện Quyền Làm Người.

Với tinh thần đó, nhóm khởi xướng tin rằng sẽ được gặp rất nhiều bạn bè để cùng nhau trao đổi, giao lưu vào ngày 5 tháng 5 sắp tới.

Có một số bạn hỏi rằng: “Các bạn rất muốn tham dự nhưng ở xa quá thì làm thế nào bây giờ?”

Cách đơn giản nhất là các bạn có thể ủng hộ bằng nhiều cách:

- Treo avatar đính kèm dưới đây.

- Tham gia gián tiếp bằng cách chia sẻ thông tin về buổi gặp gỡ này với những người xung quanh, qua email, qua blog, qua Facebook…

- Đăng tải Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngay trên trang của mình để nhiều người khác có cơ hội tìm đọc.

- Nếu có từ 2 đến 3 bạn quan tâm đến vấn đề này mà ở gần nhau thì các bạn cũng có thể tự gặp gỡ, trao đổi nói chuyện vào đúng ngày 5 tháng 5 và thông tin cho mọi người biết để cùng chia vui với nhau. Chúng ta còn có thể cổ vũ tinh thần cho nhau từ xa qua điện thoại nữa.

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là câu hỏi chung mà hầu như ai cũng hỏi: “Nếu bị cấm tham gia thì sao?”

Xin thưa rằng, việc Chúng Ta - các Công Dân Tự Do gặp gỡ nhau để trao đổi quan điểm về Quyền Con Người là một việc làm hết sức bình thường. Chúng Ta công khai tuyên bố, công khai gặp gỡ nên nếu có “ai đó” muốn lắng nghe, muốn tham gia cùng là điều đáng hoan nghênh. Quyền Con Người là khái niệm cần phải tìm hiểu, học hỏi đối với tất cả mọi người chứ không loại trừ bất cứ đối tượng nào.

Nếu có trường hợp nào bị ngăn cản, cấm cửa ngay từ đầu (tại nhà) các bạn nên thông báo công khai rộng rãi cho những người khác biết với thái độ hòa nhã, chừng mực là điều hết sức cần thiết.

Nếu bạn bị cản trở trên đường đi xin vui lòng thông báo cho bạn bè hoặc những bạn có trách nhiệm theo các số điện thoại đã được công bố, bạn bè trên mạng để thông tin và để đảm bảo an toàn cá nhân.

Dù thực tế hiện tại có cay nghiệt như thế nào, với niềm tin “Chúng Ta là Tự Do” - Chúng Ta vẫn luôn tin rằng không ai có thể ngăn cản ước vọng gặp gỡ nhau một cách chính đáng của các Công Dân Tự Do vì nhu cầu tìm hiểu Quyền Con Người.

Và Chúng Ta - bằng hành động đường đường chính chính của mỗi người sẽ biến niềm tin thành sự thật.

Hẹn gặp nhé các bạn thương yêu, những Công Dân Tự Do.

Chúng Ta - Công Dân Tự Do

Thursday, April 18, 2013

Những buổi dã ngoại để trao đổi về Quyền Con Người



Các bạn thân mến,
Quyền Con Người đã được quy định trong Hiến Pháp và đồng thời cũng là những giá trị phổ quát của nhân loại được xác nhận trong hai Công ước Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người mà nhà nước Việt Nam là thành viên ký kết.

Những quyền này đã được tôn trọng và bảo vệ như thế nào, cụ thể trong đời sống của mỗi người, thân nhân và bạn bè của chúng ta?

Những vi phạm đối với Quyền Con Người đã ảnh hưởng đến đời sống và khát vọng mưu tìm hạnh phúc của cá nhân và thành viên trong gia đình của mình ra sao? Chắc chắn, mỗi cá nhân trong chúng ta đều có những trải nghiệm thực tế khác nhau và đó là điều mà chúng ta cần chia sẻ với nhau.

Từ mỗi góc nhìn, kinh nghiệm, ước muốn của mỗi cá nhân, cũng như khát vọng chung của cả cộng đồng, Quyền Con Người sẽ cần có những cải thiện như thế nào để Việt Nam sớm thực sự trở thành một nước Dân Giàu, Nước Mạnh, Xã Hội Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh? Đó chắc hẳn sẽ là chủ đề quan tâm của tất cả chúng ta.

Các bạn thân mến,
Trong ước muốn vừa có những sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, vừa tạo được cơ hội để trao đổi với nhau về những điều hữu ích cho việc góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hưởng ứng buổi dã ngoại này.

Chương trình cụ thể: Các Công Dân Tự Do thân mời quý phụ huynh và các bạn trẻ cùng tham dự những buổi dã ngoại lành mạnh, sinh hoạt cùng bạn bè.

Hình thức tham gia: Mỗi người chúng ta sẽ tự đem theo đồ ăn nhẹ cho mình và gia đình. Đây là dịp để chúng ta gặp nhau, giải trí, làm quen và cùng nhau trao đổi về vấn đề Quyền Làm Người trong đời sống của chúng ta.

Thời gian và địa điểm: 8h30 sáng ngày 5 tháng 5 năm 2013
- Tại Sài Gòn: Công viên 30 tháng 4, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1.
Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Hoàng Vi – ĐT: 01287 123 126

- Tại Nha Trang: Công viên Bạch Đằng, Đường Trần Phú - đối diện Học Viện Hải Quân.
Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Như Quỳnh - ĐT: 0905 140 835

- Tại Hà Nội: Công viên Nghĩa Đô, Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Liên lạc đăng ký tham gia với bạn Nguyễn Văn Dũng - ĐT: 0974 468 775

Chân thành cám ơn các bạn.
Chúng Ta – Công Dân Tự Do

Friday, April 12, 2013

Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do: QUYỀN LẬP HIẾN là của NGƯỜI DÂN



Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân. gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyềntham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý (*).

Chính vì thế Chúng Ta hãy đồng lòng:

1. Công khai gặp nhau nơi công cộng để trao đổi, trình bày ý kiến của mình về Hiến pháp cho một nước Việt Nam Dân Chủ.

2. Công khai bày tỏ chính kiến của mình về nội dung của Hiến pháp trên mọi diễn đàn điện tử bằng những bài viết, phát biểu tại những nơi công cộng bằng những bảng cầm tay, hàng chữ trên áo... Đó là quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý Hiến pháp mà chính phủ đã đề cập.

3. Công khai xuống đường phổ biến những tài liệu góp ý tích cực và xây dựng về nội dung Hiến pháp để đồng bào chúng ta có những góc nhìn đa dạng, nhằm có một quyết định sáng suốt và độc lập đối với Hiến pháp của quốc gia.

4. Từ chối, bất hợp tác mọi hành vi cưỡng ép ký nhận những văn bản liên quan đến Hiến pháp mà chúng ta không đồng ý và xem đó là những vi phạm tư cách chủ thể về quyền lập hiến của người dân.

5. Công bố cho dư luận và chính phủ biết rõ mọi đe dọa, sách nhiễu đối với cá nhân và gia đình trong tiến trình thể hiện quyền lập hiến của mình.

Đối với chính phủ, chúng tôi, với nghĩa vụ đóng thuế để chính phủ có thể hoạt động và vận hành những sinh hoạt của quốc gia, trong vai trò của những người làm chủ đất nước và chủ thể của quyền lập hiến, yêu cầu chính phủ:

1. Đăng tải mọi ý kiến độc lập của cá nhân, tập hợp quần chúng về Hiến Pháp - điển hình là Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kiến Nghị 72 về Sửa đổi Hiến pháp trên các kênh thông tin được vận hành bởi tiền thuế của nhân dân.

2. Thành lập một ủy ban độc lập để soạn thảo Hiến pháp và thu nhận ý kiến của nhân dân. Tính độc lập được thể hiện bằng việc bao gồm nhiều thành phần quần chúng trong ủy ban và không có quá bán đảng viên của đảng cộng sản là thành viên của ủy ban.

3. Chấm dứt việc đến từng nhà dân ép ký tên vào kiến nghị trong đó chỉ có hai lựa chọn là đồng ý hoàn toàn và đồng ý kèm góp ý.

4. Ra văn bản nghiêm cấm và nghiêm trị mọi phát biểu, hành vi đe dọa nhân dân khi thể hiện ý kiến độc lập của mình về Hiến pháp.

5. Tổ chức Trưng Cầu Dân Ý với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên, để có thể đảm bảo tính trung thực và khách quan của cuộc Trưng Cầu Dân Ý.

Chúng Ta - Các Công Dân Tự Do

(*) http://phapluattp.vn/20130411122324936p0c1013/chinh-phu-kien-nghi-quyen-lap-hien-thuoc-ve-nhan-dan.htm

Monday, April 08, 2013

Tuyên bố của Công Dân Tự Do về Bản án Đoàn Văn Vươn



Ngày 5/4/2013 Tòa án Nhân dân Hải Phòng đã tuyên án ông Đoàn Văn Vươn và gia đình phạm tội giết người để che giấu hành động áp bức mà chế độ này vẫn ngang nhiên thực hiện trên thân phận mòn mỏi của những người nông dân hiền lành, chất phác. Bất kể mức án nặng hay nhẹ mà gia đình ông phải gánh chịu, bản án bất công đối với Đoàn Văn Vươn và gia đình đã mặc nhiên là bản án dành cho một chế độ mà sự tha hóa của nó đang gây ra bao cảnh đọa đày cùng khổ cho tất cả chúng ta.

Bản án đó bất công bởi lẽ:

1.      Nó tước đoạt của người dân quyền bảo vệ tài sản được gầy dựng từ mồ hôi, nước mắt của mình, và tước cả phương tiện tối thiểu để thực thi quyền bảo vệ ấy là công lý và luật pháp, nhưng lại cho phép bọn cường hào mới lũng đoạn hệ thống công quyền để trắng trợn cướp bóc tài sản của người dân như bọn ác bá thời xa xưa.  Nói cách khác, nó chà đạp quyền tư hữu thiêng liêng, mà nhân loại qua lịch sử đầy biến động và gian nan đã tranh đấu để được thừa nhận và xác lập.

2.      Nó phơi bày một hệ thống tài phán tuyệt nhiên thiếu vắng tính độc lập, trong đó việc xét xử của tòa án hoàn toàn bị chi phối bởi các phần tử cai trị đang nắm trọn quyền lực quốc gia trong tay và sẵn sàng bẻ cong công lý để phục vụ duy nhất cho lợi ích về quyền bính và tài vật của đảng, phe nhóm, gia đình và bản thân họ mà thôi.  Nói cách khác, nó chà đạp tư tưởng tam quyền phân lập, mà toàn bộ thế giới văn minh của loài người từ nhiều thế kỷ nay đã tranh đấu để được thừa nhận và xác lập.

3.      Nó tìm cách củng cố chế độ độc đảng toàn trị đã lỗi thời và hợp pháp hóa việc sử dụng vũ lực của quân đội, công an và các lực lượng vũ trang để trấn áp mọi sự phản kháng của người dân dù họ hành xử quyền luật định của mình chính đáng chăng nữa.  Nói cách khác, nó chà đạp tâm tư, nguyện vọng của cả dân tộc về một cuộc sống bình yên trong tự do và dân chủ mà các nước lân bang không cần phải tranh đấu hoặc mưu cầu nữa.

4.      Nó khẳng định bản chất phi nhân tính của một hệ thống chính trị, trong đó kẻ cai trị không còn biết hoặc chịu học cách thấu hiểu để chia sẻ nỗi oan khiên và khốn cùng của đa số đồng bào bị trị của mình. Nói cách khác, nó chà đạp tình người thiêng liêng của dân tộc Việt Nam,mà bao thế hệ con rồng cháu tiên đã tranh đấu để gìn giữ trong hơn 4000 năm dựng và giữ nước.

Vì lẽ đó, nay Chúng Ta lên tiếng đòi hỏi rằng:
- Thứ nhất, quyền tư hữu đất đai của mọi cá nhân và pháp nhân phải được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ một cách hiến định, bởi đó là quyền bất khả xâm phạm của người dân Việt trên mảnh đất mà cha ông ta đã để lại từ bao đời nay.

- Thứ hai, ngay lập tức loại bỏ sự can thiệp của chính quyền và Đảng Cộng Sản vào hoạt động xét xử của hệ thống tòa án ở mọi cấp, bao gồm cả Tòa án Tối cao. Điều kiện cần là phải bổ nhiệm càng nhiều các thẩm phán không phải là đảng viên Đảng Cộng Sản vào các cơ quan tài phán và buộc mọi thẩm phán khi xét xử chỉ tuân thủ luật pháp và niềm xác tín nội tâm xuất phát từ lương tri con người.

- Thứ ba, lực lượng vũ trang và các phương tiện vũ trang không được sử dụng để chống lại công dân trong mọi sự việc thuộc lĩnh vực dân sự và hành chính; không được hình sự hóa các hành vi công dân liên quan đến mọi hoạt động dân sự, kinh tế và chính trị để qua đó lợi dụng vũ lực trấn áp sự bất bình và phản kháng chính đáng của người dân.

Nhóm khởi xướng Công Dân Tự Do.
Chúng Ta là Tự Do

Saturday, April 06, 2013

Dư luận viên đã bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng

Thật buồn cười khi bọn dư luận viên đã tự vã, tự tát vào mặt mình và còn bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong những ngày tòa án Hải Phòng diễn vở kịch xét xừ công khai "gia đình Đoàn Văn Vươn", công an an ninh thì chốt chận đuổi xô giải tán và bắt bớ những người ủng hộ gia đình anh Vươn mà những người dân này ủng hộ Thủ tướng NTD ngày 10/2/2012 đã công bố kết luận về việc cưởng chế gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng - Hải Phòng:
"UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn => gia đình anh Vươn vô tội"

Thật tội nghiệp thay cho nhà cầm quyền TP Hải Phòng với cả một bộ máy công an an ninh được tăng cường tối đa côn đồ cộng với cả một bầy 900 dư luận viên chuyên viết bài bôi nhọ đánh phá xuyên tạc những người dân chống áp bức bất công với biểu ngữ trên tay cùng nhau đứng biểu tình ngoài đường và các blogger biểu tình ủng hộ gia đình anh Vươn trên mạng.
Trái lại bọn công an, an ninh, dư luận viên hoàn toàn không viết được một bài, không một hình ảnh thực tế nào ra hồn và hoàn toàn không dám công khai làm một biểu ngữ nào minh chứng cho việc chúng "bảo vệ cái sai của chúng", bọn hèn với giặc ác với dân phải muối mặt lấy cắp hình ảnh của phóng viên nước ngoài chụp hình người dân trương biểu ngữ ủng hộ gia đình anh Vươn ngay bên ngoài tòa án, thậm chí bọn này lúng túng đến nỗi phải lấy hình ảnh của Blogger ủng hộ gia đình anh Vươn trên Facebook chụp trong buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013, bọn chúng xào xáo sửa lại nội dung một cách trơ trẽn thô thiển khi dòng chử viết tay vẫn còn phía dưới.
Nhưng điều đáng nói nhất ở đây là bọn chúng đã tự vã, tự tát vào mặt mình, bọn chúng còn bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng NTD khi đưa những hình ảnh "xào nặn trơ trẽn" này vào chính trang web của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nguyentandung.org) xem tại đây:
http://nguyentandung.org/nhieu-nguoi-phan-doi-hanh-dong-tao-ra-vu-an-hinh-su-cua-doan-van-vuon.html.

- Hình ảnh thật của Blogger Huỳnh Công Thuận chụp tại buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013 với 3 dòng chử viết tay:
Tự Do cho
ĐOÀN VĂN VƯƠN
chúng ta là Đoàn Văn Vươn



- Hình ảnh bọn chúng sửa nội dung (nhưng còn để sót 1 dòng chử viết tay ở cuối):



Lạy ông con ở bụi này, giấu đầu lòi đuôi, gian mà không ngoan khi chúng xóa 2 dòng trên sửa lại nội dung lại để sót nguyên dòng cuối.
Vì vậy nay Blogger Huỳnh Công Thuận phải thêm vào hình ảnh ủng hộ gia đình anh Vươn 3 dòng có nội dung kết luận của Thủ tướng như sau:
"Ngày 10/2/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận "UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn" => gia đình Đoàn Văn Vươn vô tội":


Thêm hình những người dân chống áp bức bất công với biểu ngữ trên tay cùng nhau đứng biểu tình ngoài đường trước tòa án hải Phòng (chúng cũng đã lấy hình này sửa lại):


18:30 07/04/2013:
Có người mới báo cho biết trang web của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có bài bóp méo xuyên tạc sự thật với những hình ảnh được sửa nội dung (giống như trang web của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) tại đây:
http://truongtansang.net/nhieu-nguoi-phan-doi-hanh-dong-tao-ra-vu-an-hinh-su-cua-doan-van-vuon.html

Thật tình tôi không thể nào nghĩ rằng các trang web của lãnh đạo cao cấp như Thủ tướng Chính Phủ và Chủ tịch nước lại để cho bọn bồi bút chó săn đê tiện và hèn hạ tự tung tự tác như thế này. Đúng là: Thượng bất chánh hạ tất loạn, trách sao bọn VTV không ngang nhiên cắt ghép vu khống một cách trơ trẽn trân tráo không biết xấu hổ...
Còn Nguyễn Phú trọng với Nguyễn Sinh Hùng nữa, sao mấy tên bồi bút không trét cứt vào mặt Tổng bí thư với Chủ tịch Quốc hội luôn cho đủ bộ.

*** 

Huỳnh Công Thuận xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn đã phát hiện và báo cho biết.