Saturday, June 29, 2013

Lịch Sử Quốc hiệu Việt Nam và lá Quốc kỳ đầu tiên của nước "Việt Nam"


* Vua Gia Long thống nhất đất nước lên ngôi năm 1802 đặt Quốc hiệu là VIỆT NAM, đây là lần đầu tiên tên nước Việt Nam được dùng cho nước ta, trước đó và sau này và mãi cho đến hiện nay chỉ duy nhất thời nhà Nguyễn mới có tên nước là Việt Nam (2 chữ) còn ngoài ra thời xưa thì Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu... còn thời nay thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Hòa miền nam Việt Nam hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không có thời nào lấy Quốc hiệu tên nước là Việt Nam như thời nhà Nguyễn.

* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)
Vào tháng 8 năm 1883 đời vua Hiệp Hòa, Pháp tấn công vào cửa Thuận An, gởi tối hậu thư bắt ép triều đình phải ký hoà ước Quý Mùi 1883, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, còn Trung và Bắc Kỳ thuộc quyền bảo hộ của Pháp (có nghĩa là mất tư cách độc lập về ngoại giao và quốc phòng).
Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ.
Năm 1890 vua Thành Thái ban hành lá cờ vàng 3 sọc đỏ:
Thành Thái (14/3/1879 – 20/3/1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại Nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều, là cháu nội của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và là chắt của vua Thiệu Trị.
Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.
Ngày 2/2/1889 Bửu Lân lên ngôi tại điện Thái Hòa lấy hiệu là Thành Thái. Khi đó mới 10 tuổi. Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt, được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp.
Ông để ý đến cả các loại vũ khí, đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris) vẽ cho ông các khẩu súng Pháp. Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Có thể nói Thành Thái là người có hiểu biết khá toàn diện.
Tinh thần chống Pháp
Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu phụ. Dưới triều Thành Thái tuy vẫn còn có những cuộc vận động chống Pháp, nhưng nhìn chung Việt Nam cũng đã đi vào ổn định, nên đã có nhiều công trình mới được xây dựng. Nhất là ở kinh đô Huế, các bệnh viện, trường Quốc học, chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền... đều được xây dựng vào thời kỳ này.
Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ.
Lá cờ mới có nền vàng với ba vạch nằm ngang màu đỏ ở giữa tượng trưng cho 3 vùng Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ vốn đang bị chia cắt lúc đó (Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ của Pháp). Để qua mặt thực dân Pháp, ông giải thích rằng biểu tượng trên lá cờ là quẻ "càn" (☰) trong kinh dịch vốn tượng trưng cho Trời. Thực dân Pháp dù rất tức giận nhưng không thể làm gì được. Lá cờ này được coi như là "quốc kỳ" thực sự đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)
Vua Thành Thái Bị ép thoái vị
Trước các ý tưởng cấp tiến của Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí. Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên. Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên, ép ông thoái vị. Còn nếu Thành Thái muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng ông đã ném tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất, từ chối.
Ngày 29 tháng 7 năm 1907, nhân dịp Thành Thái không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận, Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc Thành Thái trong Đại Nội. Một Hội đồng Phụ chính do Trương Như Cương cầm đầu được thành lập.
Đầu tháng 5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu “Bạch Dinh” ngày nay).
Ông mất ngày 20 tháng 3 năm 1954 tại Sài Gòn và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.

Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - gọi tắt là "Cờ Vàng" - là lá "quốc kỳ" đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ "Quốc Gia".



Thursday, June 27, 2013

Hội Nghị Diên Hồng - HÙNG CA SỬ VIỆT - Trung Tâm ASIA 2011

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Có hai điều mà các chế độ toàn trị rất sợ khi thống trị xã hội. Thứ nhất là thông tin mà đảng cầm quyền muốn giấu bị tiết lộ ra ngoài. Thứ hai là sự tập hợp lại của các công dân mà họ cai trị. Và đó chính là an ninh quốc gia của họ.
Về điều thứ nhất, dưới sự che dấu thông tin của đảng cộng sản, những tin đồn, những câu chuyện khôi hài chế giễu chế độ, từ lâu vẫn tồn tại, trước khi Facebook ra đời, và thậm chí trước cả Internet. Nhưng trong một cơ cấu cai trị với những tế bào cơ bản là chi bộ đảng bám rễ đến tận làng xã, đảng cộng sản hoàn toàn có thể kiểm soát những tin đồn ấy. Nay với Facebook, nó vượt tầm kiểm soát của đảng, đến từng cá nhân riêng lẻ với tốc độ ánh sáng.
Nhưng tin đồn, ngay cả khi nó là sự thật mà chỉ tồn tại trên màn hình máy tính, hay qua cửa miệng người dân, thì cũng chẳng gây được tác hại gì. Tin đồn ấy chỉ có nghĩa khi được nghe và hiểu bởi một tập hợp con người. Và đó chính là nỗi sợ thứ hai của đảng cộng sản, và có lẽ là nỗi sợ lớn nhất.

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Sunday, June 16, 2013

Bất thường vụ khám xét và bắt giử anh Đinh Nhật Uy ở Long An ngày 15/6/2013


Trưa hôm qua, 15/6/2013 nhiều Công an đã đến khu vực vườn nhà riêng của vợ chồng ông Đinh Văn Chuộn và bà Nguyễn Thị Kim Liên (là cha mẹ của 2 anh em Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy) tại ấp 4, Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An trong khi cả 2 ông bà chủ nhà đều đi vắng khóa trái cửa ngoài, họ liền đi tìm bắt anh Đinh Nhật Uy và áp giải đưa anh đến nhà cha mẹ ép buộc anh phải phá khóa cửa để cho họ vào (sao họ không tự phá lại xúi người khác làm?), nhưng vì đây không phải là nhà của mình nên anh Uy không dám làm chuyện sai trái theo lời xúi dại của họ, sau khi ép buộc dụ dỗ anh Uy không được, họ quay qua (ép) buộc một người dân dùng kềm cắt khóa cửa nhà và sau đó họ vào nhà riêng của vợ chồng ông Chuộn, bà Liên tiến hành khám xét, khi đang làm cái việc (sai trái) thì bà Liên về đến, khi biết chuyện nhà của mình bị người ta ngang nhiên cắt khóa cửa mà không có mặt và không có sự đồng ý của chủ nhân, bà Liên tức giận đã (chỉ vào mặt) nói thẳng với người cắt khóa nhà mình: "anh cắt khóa cửa nhà tôi thì anh phải thường cho tôi", người dân này phân trần "mấy ông (công an) này kêu tôi cắt chứ đâu phải tôi tự ý cắt, có gì bà bắt họ thường", bà Liên trả lời: "anh cắt khóa cửa nhà của tôi thì anh phải thường cho tôi, còn ai kêu anh làm thì anh bắt họ thường là việc của anh" [không lẽ họ kêu anh ăn c** anh cũng ăn à].
 Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành thì trong việc khám xét nhà riêng của vợ chồng (ông Chuộn, bà Liên) cùng với việc bắt giử anh Đinh Nhật Uy có 2 điểm bất thường:
(1) Điểm bất thường thứ nhất:
Theo biên bản khám xét của cơ quan ANĐT công an tỉnh Long An đối với Đinh nhật Uy; SN.... Nơi đăng ký HKTT: số 584, Quốc lộ 62, P.6, TP.Tân An, Long An.
- Rỏ ràng là trong biên bản có ghi rỏ: (thi hành lệnh khám xét chổ ở số 04 ngày 12 tháng 6 năm 2013) "khám xét chổ ở đối với Đinh Nhật Uy HKTT số 584, Quốc lộ 62, P.6, TP.Tân An, Long An." nhưng không biết tại sao họ lại cố ý vô tình khám xét đã không đúng nơi và hoàn toàn không đúng địa chỉ: "ấp 4, Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An."
(2) Điểm bất thường thứ hai:
Chẳng những việc khám xét đã không đúng nơi và hoàn toàn không đúng địa chỉ, việc thu giử đồ đạc, vật dụng, tài sản lại càng tùy tiện hơn, vì đây không phải là nhà riêng của anh Đinh Nhật Uy mà là nhà riêng của vợ chồng ông Chuộn, bà Liên nên tất cả các vật dụng tài sản trong nhà hoàn toàn không phải của anh Uy. Điều đáng nói hơn là ông Chuộn là thợ tiện cơ khí (điều khiển xử lý bằng máy tính) ông Chuộn đã mua một lô sắt để chế tác ra sản phẩm và con gái ông vừa mua cho ông một phần mềm chuyên dụng để xử lý điều khiển máy tính cày trong ổ cứng với giá 27 triệu đồng để ông thực hiện xử lý chế tác sản phẩm, họ biết rỏ điều này nhưng họ đã gở và thu cái ổ cứng của ông Chuộn khiến lô sắt ông đã mua định chế tác ra sản phẩm đã trở thành đống sắt vụn.
* Cũng cần nói thêm đây không phải mới một lần đầu họ làm sai mà lần trước khi họ khám xét thu giử vật dụng của Đinh Nguyên Kha thì họ cứ nhầm vào tài sản của Đinh nhật Uy mà thu giử, nay khi thu giử vật dụng của Đinh Nhật Uy thì họ lại cố tình nhầm vài tài sản của ông Đinh Văn Chuộn mà thu giử ?. Đây có phải là một sự nhầm lẫn có tính toán.
* Ngoài ra khi vào nhà họ gặp bất kỳ cái gì ngộ ngộ lạ lạ từ lớn đến bé họ đều muốn thu tất cả, như tấm giấy ghi dòng chử "TỰ DO HỘI HỌP là quyền CỦA CÔNG DÂN" mà cô Dương Thị Tân cầm chụp hình phía dưới họ cũng định thu giử nhưng bị cười mỉa mai khiến họ mắc cở xấu hổ phải để lại.
* Hơn nữa, biên bản đã ghi không đúng sự thật, người lập biên bản cố tình bỏ qua những tình tiết quan trọng như việc tự ý tùy tiện cắt khóa cửa mà không có mặt và không có sự đồng ý của chủ nhân...

*****

 Ngay từ đêm qua 15/6/2013 sau khi đến nhà Đinh Nhật Uy thăm gia đình và được nghe bà KimLiên (Mẹ của Nhật Uy và Nguyên Kha) kể lại vụ việc và nhất là đã được xem qua "biên bản khám xét" tôi đã ngay tức khắc thấy có việc "Bất thường vụ khám xét và bắt giử anh Đinh Nhật Uy ở Long An ngày 15/6/2013" nhưng hôm nay 16/6/2013 lại có tờ "báo hại" vẫn cố tung tin xuyên tạc, vu khống bôi nhọ...
Quả nhiên là đê tiện có khác...




Wednesday, June 12, 2013

Trưởng phòng QL XNC CA Vĩnh Long lạm quyền ?


Tóm tắt vụ việc:
  • Ngày 03/05/2012 Hộ chiếu sắp hết thời hạn, đến phòng quản lý XNC, Công an tỉnh Vĩnh Long làm thủ tục đổi/cấp hộ chiếu mới, sau khi điền hồ sơ, nộp hình, nộp phí và được cấp giấy biên nhận hẹn đến ngày 15/05/2012, nhưng khi đến nhận hộ chiếu Trung tá Hồ Văn Vũ cho biết là không cấp hộ chiếu mới với lý do “bị cấm xuất cảnh đến ngày xx/8/2014” (vì nói miệng nên không nhớ ngày). Yêu cầu cấp văn bản lý do phòng quản lý XNC Vĩnh Long không cấp/đổi hộ chiếu mới cho công dân. Nhưng chỉ trả lời miệng là: “cái này bên phòng bảo vệ chính trị 2, công an TP.HCM cấm, có gì anh đến đó hỏi”. Sau nhiều lần nhắc lại yêu cầu trả lời bằng văn bản nhưng chỉ được trả lời miệng: “đây là “tối mật” không cung cấp văn bản được, anh đến phòng phòng bảo vệ chính trị 2, công an TP.HCM, chắc anh biết chổ mà, trước ở đường Trần Hưng Đạo nay không biết chuyển đi đâu, anh chịu khó hỏi thăm đi”. Sau khi được luật sư tư vấn và tham khảo Ngh đnh s 136//2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 ca Th tướng Chính ph v xut cnh, nhp cnh ca công dân Vit Nam, xét thấy phòng ban của công an tỉnh, thành phố không có thẩm quyền cấm công dân xuất cảnh. Sau đó tôi đã 2 lần khiếu nại, tố cáo:
  • Lần 1: ngày 28/8/2012 khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long không được trả lời.
  • Lần 2: ngày 17/1/2013 tố cáo đến Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long và bộ Công an, ngày 04/02/2013 Thanh tra Công an bộ có công văn số 519/TB-V24 báo chuyển đến trưởng phòng quản lý XNC Vĩnh Long giải quyết, sau đó phòng quản lý XNC Vĩnh Long gởi giấy mời, ngày 7/3/2013 đến gặp Trưởng phòng QL XNC Vĩnh Long, trong khi trước đó Trung tá Hồ Văn Vũ cho biết là tôi bị phòng bảo vệ chính trị 2, công an TP.HCM cấm xuất cảnh đến ngày xx/8/2014, lần này Thượng tá Lê Thành Vũ lại nói khác đi là tôi bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh theo khoản 6, điều 21 chương IV nghị định 136/2007/NĐ/CP, nhưng tại điểm d, khoản 1, điều 22 có nói rõ “Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.”
Tôi yêu cầu:
(1) cung cấp quyết định cấm xuất cảnh - không có.
(2) Yêu cầu cho văn bản việc từ chối không cấp hộ chiếu - không được.
(3) Yêu cầu lập biên bản theo quy định - cũng không được.
(4) Thậm chí đến giấy mời cũng bị thu lại. Đây là hành vi ném đá giấu tay, phi tang chứng cứ.
(5) Chưa nói đến việc thu phí của công dân để cấp Hộ chiếu nhưng không cấp thì số tiền đó đi về đâu ?
  • Sau hơn một năm kể từ ngày 3/5/2012 nộp hồ sơ đến ngày 5/6/2013 Thượng tá Lê Thành Vũ trưởng phòng mới gởi thông báo bằng văn bản trả lời cho biết cơ quan chưa cấp hộ chiếu "vì lý do an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội" theo khoản 6, điều 21 chương IV, nghị định 136/2007/NĐ/CP. Nhưng tại điều 22: Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh: tại điểm d có nói rõ “Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.”
CÓ PHẢI TRƯỞNG PHÒNG XNC CÔNG AN VĨNH LONG LẠM QUYỀN BỘ TRƯỞNG ?


Trích nguyên văn Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Chương IV - QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM.
Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Khoản 6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Điều 22.
1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh:
d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.