Sunday, January 05, 2014

Thư phúc đáp công an khi nhận được GIẤY TRIỆU TẬP



Thời gian qua. Liên quan đến việc khủng bố những người tranh đấu và những gia đình ủng hộ việc đấu tranh. Liên quan đến việc sách nhiễu gia tăng thì công an đã liên tục vi phạm pháp luật bằng những kiểu TRIỆU TẬP (hoặc "mời") một cách vô lý.
- Nếu không phải là những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự thì không thể bị CA “triệu tập”.
- Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 hướng dẫn: “Khi gặp và tiến hành lấy lời khai của những người tham gia tố tụng hình sự theo giấy triệu tập hoặc giấy mời, Điều tra viên phải có thái độ đúng mực, lịch sự, ứng xử có văn hóa trong hoạt động điều tra. Nghiêm cấm mọi hành vi hống hách, quan liêu, cửa quyền, lăng mạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người được triệu tập đến Cơ quan điều tra để tiến hành lấy lời khai;…”
- Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
*****

Trong  bài “CẨM NANG PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG tôi đã có phân tích chỉ rõ những quy định về  GIẤY TRIỆU TẬP ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NÀO? bài viết tại đây:

http://huynhcongthuan.blogspot.com/2013/05/nghiem-cam-viec-tuy-tien-tam-giu-nguoi.html

Hôm nay chúng tôi xin kính chuyển quý độc giả một trường hợp cụ thể công an Nghệ An đang cố tình sách nhiễu những công dân và gia đình  người thân của những gia đình tranh đấu
Từ nguồn tin DCCT Sài Gòn đã đăng ngày 4/1/2014 tại đây:

http://www.chuacuuthe.com/2014/01/cong-an-tp-vinh-trieu-tap-vo-chong-em-trai-tncg-nguyen-dinh-cuong/

Lâu nay, công an thường lạm dụng quyền hạn để “triệu tập” người dân lên làm việc, thậm chí sử dụng điện thoại để “triệu tập”. Cá biệt có trường hợp “triệu tập” nhiều lần để thị uy, để gây khó khăn, gây bức xúc cho người dân… Nhưng phần lớn người dân đều không để ý đến “Giấy triệu tập” của CA hay “Thư mời”?
Chúng tôi giới thiệu một vài nội dung chính của Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 để người dân tham khảo, thực hiện quyền công dân khi nhận “Giấy triệu tập” của CA.
Trước hết, khoản 1.1 Mục 1 hướng dẫn: “ Điều tra viên được phân công thụ lý chính điều tra vụ án được ký giấy triệu tập bị can tại ngoại để hỏi cung, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo kế hoạch đã được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt. Việc triệu tập bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thực hiện theo quy định tại các điều 129, 133, 135, 136, 137 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.” Như vậy, nếu không phải là những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự thì không thể bị CA “triệu tập”.
Thứ hai là, ngay cả là người tham gia tố tụng thì CA cũng phải cân nhắc từng trường hợp cụ thể để “triệu tập’’ hay “mời” hay là đến tại nơi ở, nơi làm việc để lấy lời khai đối với các đối tượng dưới đây theo hướng dẫn tại khoản 1.3 Mục 1:
“- Những người có chức sắc trong các tôn giáo như: Giám mục, Linh mục trong đạo Thiên chúa; Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trong Phật giáo; Mục sư, Giáo sư trong đạo Cao đài và người đứng đầu các tôn giáo khác;
- Người có danh tiếng trong xã hội hoặc trong các dân tộc ít người;
- Người là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ có uy tín lớn trong nước và trên thế giới;
- Đối với người nước ngoài, việc triệu tập phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan đến quan hệ ngoại giao và người nước ngoài; …”
Thông tư này còn hướng dẫn: “Khi gặp và tiến hành lấy lời khai của những người tham gia tố tụng hình sự theo giấy triệu tập hoặc giấy mời, Điều tra viên phải có thái độ đúng mực, lịch sự, ứng xử có văn hóa trong hoạt động điều tra. Nghiêm cấm mọi hành vi hống hách, quan liêu, cửa quyền, lăng mạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người được triệu tập đến Cơ quan điều tra để tiến hành lấy lời khai;…”
Cuối cùng, Bộ CA còn hướng dẫn cụ thể tại khoản 1.4 Mục 1:
“Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng. Việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định. Giấy triệu tập bị can tại ngoại; giấy triệu tập hoặc giấy mời người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến Cơ quan điều tra để làm việc chỉ có giá trị làm việc trong một lần.
Nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nghiêm cấm Điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời thì Điều tra viên phải tính toán về thời gian, về việc đi lại của người được triệu tập để tránh gây phiền hà về thời gian hoặc đi lại nhiều lần của người được triệu tập hoặc được mời. Nếu người được triệu tập hoặc được mời ở quá xa trụ sở của Cơ quan điều tra thì có thể triệu tập hoặc mời họ đến trụ sở Công an nơi ở hoặc nơi làm việc của họ để lấy lời khai hoặc báo cáo đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án thực hiện việc ủy thác điều tra.”.
Vấn đề cuối cùng là Bộ CA đã có quán triệt và kiểm tra Cán bộ, chiến sĩ của mình thực hiện đúng hướng dẫn tại Thông tư hay chưa?
*****
Hôm qua, ngày 3/1/2014 Cơ quan cảnh sát điều tra công an Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An đã gửi hai giấy triệu tập cho Nguyễn Cao Cường là em trai tù nhân lương tâm Thanh niên Công giáo Nguyễn Đình Cương và vợ của Cường là Phạm Thị Kim Chi. Cả hai vợ chồng trẻ này đang sống tại xóm 4, xã Nghi Phú, tp. Vinh, thuộc giáo xứ Yên Đại, giáo phận Vinh.
Hai Giấy triệu tập đều đề ngày 04/01/2014? Nguyễn Cao Cường và Phạm Thị Kim Chi bị triệu tập lúc 8g00 ngày 06/01/2014 đến trụ sở công an tp. Vinh với lý do “để làm rõ hoạt động tán phát tài liệu vào đêm 21/12/2013 tại nhà thờ giáo xứ Yên Đại”.





Mặt sau giấy triệu tập đề cập đến 5 đối tượng là: người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan



Có 3 vấn đề liên quan đến nội dung giấy triệu tập:
1. Cho đến nay hai vợ chồng Cường và Chi chưa hề nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can nào, mà bỗng dưng nhận được giấy triệu tập! Họ bị triệu tập với vai trò gì?
2. “tán phát tài liệu….tại nhà thờ giáo xứ Yên Đại” nếu có là hành vi diễn ra trong khuôn viên nhà thờ, không phải ở công viên hay nơi công cộng thì làm sao công an có quyền can thiệp vào nội bộ nhà thờ? 
3. “tài liệu” mà cơ quan CSĐT công an Tp. Vinh là tài liệu gì? Có vi phạm pháp luật không? Theo chúng tôi biết thì tài liệu đó là tập sách “Quyền con người”. Không lẽ tán phát tài liệu về Quyền con người là vi phạm pháp luật?
*****
Chia sẻ với những ai sẽ bị nhận Giấy triệu tập về những chuyện không liên quan để phúc đáp cho những kẻ sử dụng tiền thuế của dân một cách vô ý thức và vô trách nhiệm.

THƯ PHÚC ĐÁP CÔNG AN TP. VINH
Nghi Phú, ngày 04 tháng 01 năm 2014
Kính gửi: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp. Vinh
Tôi là: Bà PHẠM THỊ KIM CHI/Ông NGUYỄN CAO CƯỜNG, sinh năm ……
CMND số: ………. cấp ngày: ………….. tại: Nghệ An
Địa chỉ cư trú : Xóm 4, xã Nghi Phú, TP. Vinh
Hôm qua, ngày 03/01/2014 tôi nhận được Giấy triệu tập của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp. Vinh đề ngày 04/01/2014 (sic!), với lý do “để làm rõ hoạt động tán phát tài liệu vào đêm 21/12/2013 tại nhà thờ giáo xứ Yên Đại”. Tôi trình bày như sau:
1. Theo qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An, chỉ “Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự” mới có quyền hạn “triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”. Điều này phần nào thể hiện rõ ở mặt sau Giấy triệu tập khi đề cập đến nghĩa vụ của các đối tượng được triệu tập này. Như vậy, chỉ sau khi khởi tố vụ án, phân công điều tra viên, những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới được điều tra viên triệu tập.

2. Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) cũng qui định: nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v… làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Vì những lẽ trên, tôi yêu cầu quí vị thông báo cho tôi biết bằng văn bản:
- Tôi được triệu tập liên quan đến “vụ án” nào đã bị khởi tố?
- Tôi là đối tượng nào trong các “người tham gia tố tụng” của vụ án ấy?
- “Hoạt động tán phát tài liệu …” là tài liệu gì? phạm tội gì? và liên quan gì đến tôi?
4. Tôi hiện đang mang thai/chăm sóc vợ mang thai, không có thời gian, sức khỏe để đi lại, làm việc không rõ nội dung cụ thể, liên quan đến tôi.

Bà PHẠM THỊ KIM CHI/Ông NGUYỄN CAO CƯỜNG

No comments: