Tuesday, October 21, 2014

Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung thân gửi đến các tổ chức bảo vệ nhân quyền



Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung thân gửi đến các tổ chức bảo vệ nhân quyền
20/10/2014
Võ Thị Thanh Thúy


Tôi tên Võ Thị Thanh Thúy, sinh năm 1967, hiện đang ngụ tại địa chỉ 646 Trần Phú, thị xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Hôm nay, tôi mượn bức tâm thư này để nói lên những sự thật bị khuất lấp trong vụ án có tên Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn. Đó cũng là tâm sự, là nỗi lòng của tôi, người có chồng đang mang án tù chung thân trong khi chỉ truyền dạy chánh pháp để giúp con người hướng đến cuộc sống chân thiện mỹ.
Ở miền Trung Việt Nam thuộc tỉnh Phú Yên có một nơi gọi là núi Đá Bia (thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Y). Nơi này có một công ty TNHH tên gọi là Quỳnh Long nhận thầu trồng rừng 50 năm. Công ty được xây dựng dưới tán rừng của một vùng sinh thái rất đẹp và còn nguyên vẻ hoang sơ. Để tận dụng vẻ đẹp tự nhiên này, ban lãnh đạo của công ty đã xin đăng ký giấy phép để làm du lịch sinh thái, lấy tên là khu du lịch sinh thái Đá Bia và đã được các cấp có thẩm quyền tỉnh Phú Yên đồng ý cấp giấy phép hoạt động. Và nỗi oan khuất cũng bắt đầu từ đây.
Ông Vương Tấn Sơn là người đại diện nhận hợp đồng bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng từ ban quản lý đặc dụng Đèo Cả. Ông cũng là người sau này đứng ra đăng ký giấy phép để thành lập công ty TNHH Quỳnh Long. Vì không muốn dự án đầu tư này thất bại cũng như làm hư hại đến khu rừng, ông Sơn đã về Bình Định để mời thầy của mình tức là ông Phan Văn Thu (Trần Công) để ông Thu trực tiếp chỉ đạo. Từ đó tất cả mọi người bắt tay vào làm việc dưới sự chỉ dẫn của ông Thu.
Tôi xin được nói thêm về ông Thu. Ông là người thành lập nên đạo Ân Đàn Đại Đạo vào năm 1969. Sau ngày giải phóng, tức là sau năm 1975, chính quyền Cộng sản tịch thu chùa chiền và giải tán tăng ni. Một thời gian dài sau đó, biết tin ông Thu về làm việc tại khu sinh thái Đá Bia nên họ đã lần lượt tìm về. Vì lòng khao khát muốn được nghe và học đạo pháp của phật tử, Ngài đã bắt đầu thuyết giảng kinh điển, sau này đệ tử kết tập lại gọi là Cửu kinh Minh triết. Ban ngày họ làm việc, xây dưng sinh thái, tối đến thì học đạo pháp. Trong quá trình học đạo, đệ tử có hỏi Ngài về những lời tiên tri trong sấm ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngài đã hoan hỷ giảng giải về những thiên cơ, về thời cuộc được nói trong  sấm Trạng. (Những bài giảng này của Ngài sau này bị tòa án lấy cho đó là bằng chứng phản động, lật đổ chính quyền). Từ đó Phật tử tìm về mỗi ngày một đông, mối đạo năm xưa vô tình hình thành trở lại. Lúc này ông Thu cùng đệ tử của mình chưa đăng ký giấy phép hoạt động tôn giáo. Cho đến ngày 05/02/2012, công an tỉnh Phú Yên đã ập vào công ty truy bắt người và đóng cửa công ty không cho hoạt động. Ngày 04/02/2013, tòa án tỉnh Phú Yên đã kết án 22 người với tội danh âm mưu nhằm lập đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ luật Hình sự. Chồng tôi bị mức án tù chung thân, những người còn lại chịu mức từ 10 đến 17 năm tù. Tòa còn quyết định tịch thu công ty và tất cả tài sản có liên quan. Sự thật họ không làm bất kỳ điều gì sai cả. Duy chỉ có một điều là chúng tôi chưa đăng ký giấy phép để hoạt động tôn giáo.
Tại phiên tòa sơ thẩm, tòa đã không đưa ra được bất kỳ cứ một bằng chứng xác thực nào mà chỉ kết tội bằng những lời nói suông và những bằng chứng ngụy tạo. Trước tòa, chồng tôi có cho biết trong quá trình lấy lời khai, điều tra viên đã chọn ra 2 trong số những bài thánh ca do chồng tôi sáng tác rồi buộc ông phải chọn một bài làm quốc ca. Họ lấy hòn đá họa hình con rùa trong khu du lịch sinh thái rồi ép cho đó là biểu tượng quốc huy của chúng tôi. Chúng tôi không có cờ, họ lại lấy hình tượng viên dung kỳ của đạo Phật rồi ép cho đó là quốc kỳ. Viên đá nhỏ có hình giống chữ Hán mà ban giám đốc nhặt được sau một trận lở đất ở khu sinh thái, điều tra viên đã cho đó là con dấu. Đó là tất cả bằng chứng của tòa đưa ra để buộc chồng tôi cùng đệ tử của ông vào tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. Trước tòa, cả 22 người đều phủ nhận việc họ có quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và con dấu để chuẩn bị cho một nhà nước mới. Thế nhưng tòa vẫn giữ lại chi tiết này trong kết luận điều tra. Chưa dừng lại đó, ngày 17/07/2014, công an tỉnh Phú Yên đã bắt giam thêm 3 người trong tổ làm đá của công ty. Như vậy, tính cho đến nay, công an đã bắt tổng cộng 25 người trong khu du lịch sinh thái Đá Bia, tức trong Hội đồng Công Luật Công án Bia Sơn. Ôi! Thật là trớ trêu và cay đắng làm sao.
Tôi mong muốn báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng hãy giúp tôi đăng tải tất cả sự thật này để các tổ chức bảo vệ nhân quyền cũng như tất cả những người quan tâm đến vụ án này biết được và lên tiếng bảo vệ chúng tôi để Nhà nước Việt Nam trả lại tự do cho chồng tôi cùng tất cả đệ tử của Ngài, quyền tự do mà vốn dĩ tạo hóa đã ban cho tất cả mọi người. Đó cũng là bảo vệ sự công bằng trong xã hội. Tôi rất đau lòng, đau mà không nói được nên lời. Tôi chỉ biết mượn tâm thư này để giải bày nỗi lòng mình, để mọi người có thể chia sẻ cùng chúng tôi nỗi đau, nỗi oan khiên này. Và hơn hết, đó là tất cả những gì mà một người vợ như tôi có thể làm được để cứu chồng mình ra khỏi chốn lao tù. Tất cả những thông tin về cuộc đời Ngài, về Cửu kinh Minh triết của Ngài được đệ tử đăng tải trên các phương tiện truyền thông, những phát biểu của tôi trên các báo đài về Ngài, đó hoàn toàn là sự thật. Chúng tôi chỉ có một mong mỏi là muốn Nhà nước Việt Nam hãy trả lại tự do chồng tôi là ông Phan Văn Thu cùng tất cả các đệ tự của Ngài.
Chúng tôi cũng đã từng làm đơn xin cứu xét để gửi lên chính phủ và các cấp có thẩm quyền để họ xem xét lại vụ án này. Tuy nhiên, trong khi chúng tôi đang lấy chữ ký của những người ủng hộ thì công an tỉnh Phú Yên đã tăng án cho 3 người trong tổ đá, từ án treo lên mức từ 3 đến 4 năm tù với tội tàng trử, sử dụng và mua bán trái phép vật liệu nổ. Sau đó sự việc đó, chúng tôi quyết định không gửi đơn nữa vì chúng tôi biết rằng có gửi cũng bằng không.
Sau bức tâm thư này, tôi sẽ nhờ đăng tải nguyên bản đơn xin cứu xét mà chúng tôi định gửi cho các cấp có thẩm quyền ở Việt Nam.
Tôi khẩn thiết mong các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế hãy giúp đỡ chúng tôi. Tôi rất chân thành biết ơn.
Bình Định, ngày 20 tháng  10 năm 2014
Người viết ký tên
Võ Thị Thanh Thúy
(Đính kèm theo tâm thư là danh sách 25 người đang thụ án trong vụ án này).
DANH SÁCH 25 NGƯỜI ĐANG THỤ ÁN TRONG VỤ ÁN HỘI ĐỒNG CÔNG LUẬT CÔNG ÁN BIA SƠN
1.    Phan Văn Thu; tên gọi khác: Trần Công; sinh ngày 25/06/1948; nơi cư trú: Tổ 10, Liêm Trực, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; tù chung thân về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
2.    Võ Thành Lê; sinh ngày 04/06/1955; nơi cư trú: Thôn Phước Lộc, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
3.    Lê Duy Lộc; sinh ngày: 02/10/1956; nơi cư trú: Khu phố Khánh Sơn 1, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; 17 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
4.    Vương Tấn Sơn; sinh ngày 26/12/1953; nơi cư trú: Thôn Thạnh Lâm, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; 17 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
5.    Từ Thiện Lương; sinh ngày: 13/12/1950; nơi cư trú: số 51, Trưng Nhị, Đức Nghĩa, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
6.    Lê Phúc; sinh ngày:02/08/1951; nơi cư trú: 21/32A, Thống Nhất, phường Đài Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận; 15 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
7.    Nguyễn Kỳ Lạc; sinh ngày 01/01/1951; nơi cư trú: Khu phố Triều Sơn Đông, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
8.    Đoàn Đình Nam; sinh ngày:10/09/1951; nơi cư trú:137 Trần Hưng Đạo, phường 3, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
9.    Võ Ngọc Cư; sinh ngày: 10/09/1951; nơi cư trú: Thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
10.Phan Thanh Ý; sinh ngày: 10/02/1948; nơi cư trú: Thôn Mỹ Thạnh Trung, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 14 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
11.Tạ Khu; sinh năm 1947; nơi cư trú: Thôn Bình Thắng, xã Sơn Thành Tây, Huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
12.Lê Đức Động; sinh ngày: 20/08/1983; nơi cư trú: Thôn Kế Sung, xã Kế Vang, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
13.Lê Trọng Cư; sinh ngày 20/10/1966; nơi cư trú: Thôn Quy Hậu, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
14.Đoàn Văn Cư; sinh ngày:08/05/1961; nơi cư trú: Thôn Đại Bình, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên; 14 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
15.Trần Phi Dũng; sinh ngày:14/11/1966; nơi cư trú:Thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 13 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
16.Trần Quân; sinh ngày 01/03/1984; nơi cư trú: Lâm Tuyền, thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
17.Phan Thanh Tường; sinh ngày 16/03/1987; nơi cư trú: Thôn Mỹ Thạnh Trung, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 10 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
18.Võ Tiết; sinh ngày 10/09/1952; nơi cư trú: Khu phố 5, đường Ngô Gia Tự, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
19.Nguyễn Dinh; sinh năm 1968; nơi cư trú: Thôn Ân Niên, xã Hòa An, Huyện Phú Hòa, tỉnh phú Yên; 14 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
20.Đỗ Thị Hồng; sinh ngày: 26/03/1957; nơi cư trú: Thôn Bình Thắng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 13 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
21.Nguyễn Thái Bình; sinh ngày: 07/08/1986; nơi cư trú: Thôn Tân Sơn 2, xã Thành Hải, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
22.Lương Nhật Quang; sinh ngày: 20/01/1987; nơi cư trú: Thôn Lương Phước, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 12 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
23.Nguyễn Văn Hữu; sinh năm: 1957; nơi cư trú: Khu phú Cà Đú, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận; 4 năm tù về tội danh tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ.
24.Huỳnh Đức Minh; sinh năm: 1858; nơi cư trú: thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; 3 năm tù về tội danh tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ.
25.Võ Văn Phụng; sinh năm: 1950; nơi cư trú: Xuân Thạnh 1, Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên; 3 năm tù về tội danh tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ.

Tuesday, October 14, 2014

Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô



Ngày 15 tháng 10, năm 2014

Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô

Vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc) những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc đã ký kết nhiều điều khoản liên quan đến quan hệ giữa hai nước, đặc biệt đến vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đến nay, sau gần một phần tư thế kỷ, nhân dân Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết nội dung của hội nghị này.

Tuy nhiên, kể từ sau Hội nghị Thành Đô, nhân dân Việt Nam đã chứng kiến:

- Trên đất liền: Việt Nam mất vào tay Trung Quốc hàng trăm ki lô mét vuông lãnh thổ do xương máu tiền nhân để lại và hàng ngàn hecta rừng đầu nguồn chiến lược dưới các dự án cho thuê dài hạn hơn 50 năm.
Bất chấp can ngăn của rất nhiều trí thức và nhà quản lý tâm huyết, đảng chỉ đạo chính phủ cố tình thực hiện dự án khai thác bauxite lỗ lã, gây hiểm họa khôn lường đối với môi trường sống Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hàng ngàn người Tàu vào chiếm ngự vùng chiến lược hiểm yếu Tây Nguyên.

- Ngoài biển Đông: Hàng ngàn ki lô mét vuông vùng biển giàu tài nguyên và huyết mạch giao thương của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam mưu sinh trên ngư trường truyền thống bị lính Trung Quốc xua đuổi, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, sát hại, cướp đoạt tàu thuyền, ngư cụ. Các đảo Gạc Ma, Chữ Thập... của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và đang bị biến thành những căn cứ quân sự nguy hiểm, nhằm mở rộng tham vọng xâm lược của Bắc Kinh đối với biển Đông.

- Về kinh tế: Kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc. Bắc Kinh nắm 90% gói thầu các dự án kinh tế trụ cột, chế ngự kinh tế Việt Nam; hiểm họa đội quân người Trung quốc đi kèm, ăn ở, lập làng, lấy vợ, sinh con đẻ cháu khắp 3 miền ngày càng gia tăng. Máy móc thiết bị lạc hậu, hàng hóa độc hại Trung Quốc tràn ngập Việt Nam.

- Về chính sách đối với chiến sĩ và nhân dân: Để lấy lòng Bắc Kinh, sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào các năm 1979 và 1988, tàn sát dã man đồng bào và chiến sĩ nước ta bị cấm đề cập trong sách vở, báo chí; mọi hoạt động tưởng niệm đều bị cấm đoán và đàn áp thô bạo; bia liệt sĩ bị chỉ đạo đục bỏ. Mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, phản đối đường lưỡi bò bạo ngược, đều bị đàn áp dã man. Những người dân tập Pháp Luân công ở Việt Nam cũng bị bắt bớ, tra tấn, khủng bố.

- Về ngoại giao: Nhà nước Việt Nam đã tỏ ra e ngại kiện hành vi xâm lược trắng trợn của Bắc Kinh ra các cơ quan tài phán quốc tế, kể cả vụ giàn khoan HD-981. Cờ Trung Quốc thêm sao (5+1 sao) ngang nhiên tràn ngập trong các dịp tiếp tân lãnh đạo Bắc Kinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, và trình chiếu công khai trên đài truyền hình trung ương.

Hội nghị Thành Đô có những nội dung gì? Những ai đã thỏa thuận những gì để gây ra những hậu quả vô cùng tai hại trên, dẫn đến những Hiệp định phân định biên giới trên bộ Việt-Trung, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ bất bình đẳng? Còn những gì khác đã được bí mật thỏa thuận, uy hiếp sự tồn vong của dân tộc mà chúng ta chưa biết?

Nếu không có sự minh bạch thì không chính phủ nào có thể bị quy trách nhiệm. Phải chăng đây là lý do mà nhân dân bị tước đoạt quyền được biết để những người nắm quyền lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm trước lịch sử dân tộc?

Những ai đã cam tâm bán rẻ xương máu tiền nhân và chiến sĩ đồng bào cả nước? Những ai đang rắp tâm tiếp tục mặc cả với giặc trên lưng nhân dân? Nhân dân phải được biết!

"Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra..." không thể chỉ là một khẩu hiệu tuyên truyền suông mà phải được thực thi. Do đó, trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, chúng tôi yêu cầu các đại biểu Quốc hội, phải bạch hóa ĐẦY ĐỦ VÀ CHÍNH XÁC TOÀN BỘ NỘI DUNG của Hội nghị Thành Đô.

Nếu yêu sách chính đáng này của những người dân yêu nước, muốn bảo vệ quyền tự chủ và độc lập của nước nhà không được đáp ứng, thì điều đó chứng tỏ rằng quả thật Hội nghị Thành Đô đã bán đứng tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải và nền độc lập của Tổ Quốc. Sự im lặng của Quốc hội sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho toàn thể nhân dân về nội dung tệ hại và nguy hiểm của Hội nghị Thành Đô.

Do đó, chúng tôi tin rằng Quốc hội sẽ trả lời nhanh chóng và nghiêm túc những yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô. Chúng tôi tin rằng trong Quốc hội vẫn còn có những đại biểu chưa quên những hy sinh xương máu của những chiến sĩ đã nằm xuống ở các trận chiến biên giới Việt-Trung, Hoàng Sa, Trường Sa... để hành xử đúng lương tâm người Việt Nam yêu nước.

Ký tên:



Tuesday, October 07, 2014

Lịch Sử Quốc hiệu Việt Nam và lá Quốc kỳ đầu tiên của nước "Việt Nam" (only VIỆT NAM)


* Vua Gia Long thống nhất đất nước lên ngôi năm 1802 đặt Quốc hiệu là VIỆT NAM, đây là lần đầu tiên tên nước Việt Nam được dùng cho nước ta, trước đó và sau này và mãi cho đến hiện nay chỉ duy nhất thời nhà Nguyễn mới có tên nước là Việt Nam (2 chữ) còn ngoài ra thời xưa thì Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu... còn thời nay thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Hòa miền nam Việt Nam hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không có thời nào lấy Quốc hiệu tên nước là Việt Nam như thời nhà Nguyễn.

* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)
Vào tháng 8 năm 1883 đời vua Hiệp Hòa, Pháp tấn công vào cửa Thuận An, gởi tối hậu thư bắt ép triều đình phải ký hoà ước Quý Mùi 1883, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, còn Trung và Bắc Kỳ thuộc quyền bảo hộ của Pháp (có nghĩa là mất tư cách độc lập về ngoại giao và quốc phòng).
Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ (SV Nguyễn Phương Uyên đã dùng lá cờ này và còn cẩn thận ghi rỏ: ĐẠI NAM QUỐC KỲ).
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - gọi tắt là "Cờ Vàng" - là lá "quốc kỳ" đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ "Quốc Gia".

HÌNH ẢNH:
* Các lá Quốc kỳ trong thời các vua nhà Nguyễn đặt quốc hiệu là Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1948.
* Quốc kỳ của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam thời Quốc Trưởng Bảo Đại từ năm 1948 đến năm 1954 và Quốc kỳ VNCH từ năm 1954 đến 1975.


*******
Trưa 13/7/2014 nói chuyện với cựu quân nhân và hậu duệ về những lá cờ nước "Việt Nam", vì đa số mọi người cứ thấy cờ vàng 3 sọc đỏ cứ cho là cờ VNCH, trong khi mình xác định lá cờ vàng 3 sọc đỏ có từ thế kỷ 19, năm 1890 Vua Thành Thái đã xuống chiếu thay cờ chữ hán (Long Tĩnh Kỳ) bằng lá cờ vàng 3 sọc đỏ, lá cờ này được dùng đến thời vua Duy Tân 1920, Vua Thành Thái và Vua Duy Tân là 2 vị vua chống Pháp đã bị truất ngôi và đày sang Pháp, vua Thành Thái sau được đưa về an trí ở Bạch Dinh (Vũng Tàu) còn vua Duy Tân tử nạn bên Pháp.

  

Có thể nói cờ vàng 3 sọc đỏ là lá quốc kỳ đầu tiên của nước Việt Nam (nước VIỆT NAM) đúng nghĩa cả nghĩa lẫn đen nghĩa bóng, nhưng lúc trưa mình không tìm ra tài liệu dẫn chứng, giờ về nhà mới tìm ra được lưu lại để sau này khỏi phải tìm: