Tuesday, May 16, 2017

Nhầm lẫn nghiêm trọng về cái gọi là “PHẢN ĐỘNG”

Nhầm lẫn nghiêm trọng về cái gọi là “PHẢN ĐỘNG”
***********
TỜ MINH ĐỊNH này liên quan đến việc người dân “bị bắt - tự nguyện - tự tử trong đồn công an:

TỜ MINH ĐỊNH
Hôm nay là ngày 16 tháng 05 năm  2017       
Tôi Huỳnh Công Thuận minh định rằng: Hiện sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn.
Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống xấu nhất, nhưng:
- Tuyệt đối không bao giờ “tự nguyện” gở bỏ video clip hoặc bài viết.
- Tuyệt đối không bao giờ “tự nguyện” xin vào đồn công an.
- Không có ý định vào trụ sở công an tự tử, không tự cắt cổ, không tự đập đầu vào dùi cui, …
- Khi bị bắt, mời hoặc triệu tập với bất kỳ lý do gì, tôi chỉ làm việc khi có sự chứng kiến xác nhận của luật sư.
- Tôi đã tự nguyện nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi nếu trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, vì vậy nếu cơ quan hoặc cá nhân nào nói rằng tôi từ chối mời luật sư (kể cả văn bản có chử ký) cũng đều là giả mạo, không phải của tôi.
Nếu sau này bất kỳ lời khai hay đoạn video nào được đưa ra mà không có sự xác nhận của luật sư, tức là không phải của tôi, do tôi. Nhất là những lời tự thú nếu có thì chắc chắn là do dàn dựng hoặc bị ép buộc hoặc do cắt ghép sai sự thật.

 


 Những điều được nói ở đây, là trải nghiệm của bản thân tôi. Có thể trường hợp của bạn sẽ không giống tôi. Nhưng qua đó, tôi hy vọng rằng các bạn có thể tìm ra cách bảo vệ hữu hiệu nhất cho chính mình.
Điều chính mà tôi muốn nói với quý vị là bởi hệ thống tuyên truyền theo định hướng của nhà cầm quyền dẫn đến việc nhiều người nhầm lẫn về ngôn từ tiếng Việt, một trong những nhầm lẫn nghiêm trọng là cái gọi là “phản động”.
Trong thời gian qua, đã có quá nhiều trường hợp vi phạm từ phía công an là phía có trách nhiệm thi hành pháp luật. Như trường hợp mới đây, sáng 15/5/2017 công dân Hoàng Bình đang ngồi trên xe 4 bánh thì bị một nhóm người lạ xông lên xe “bắt cóc”, nhưng sau đó báo, đài Nghệ An lại đưa tin đánh lạc hướng, xem như việc bắt cóc Hoàng Bình là việc bắt người hợp pháp của công an mà đài truyền hình Nghệ An gọi là “thi hành lệnh bắt”.
Điều đáng lưu ý là trong bản tin nhiều lần phát ngôn lập đi, lập lại chữ “phản động”, nhưng trong hệ thống luật pháp hiện hành củ nước CHXHCN Việt Nam hoàn toàn không hề có điều luật nào nói về “phản động”, ở đây chưa nói là có quy định nào “cấm phản động hay không” ...
Trong đoạn video trên đài truyền hình Nghệ An khi xem kỷ cho thấy Hoàng Bình đã ghi ý kiến phản đối vào biên bản: “vì công an Nghệ An đã đánh đập bắt tôi trái pháp luật...”





(Để rộng đường dư luận xin đưa thêm nguyên văn)

TƯỜNG TRÌNH của LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC
V/v công an bắt người trái phép ngày 15/5/2017
Tôi là linh mục JB. Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc, thuộc xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sáng hôm qua ngày 15 tháng 5 năm 2017, tôi cùng một số anh chị em đi công việc.
Lúc 9h30 sáng, khi đến đoạn đường thuộc thôn 4 xã Diễn An, Huyện Diễn Châu thì gặp cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe. Nhận được tín hiêu, lái xe đã tắt máy xuống xe để làm việc.
Trong khi lái xe đang làm việc với cảnh sát giao thông, thì một đoàn rất đông người gồm cả thường phục và sắc phục công an đột nhiên xuất hiện, giật cửa xe và ập vào thô bạo kéo một người đang ngồi trong xe ô tô của tôi là anh Hoàng Đức Bình ra khỏi xe và đem đi mất mà không nói một lời.
Một số người trên xe quá ngạc nhiên và bất bình, đã kịp thời đưa lên truyền thông về việc anh Hoàng Đức Bình bị bắt cóc đem đi, nhiều người dân đã tò mò đến, càng lúc càng đông làm cho đoạn đường qua quốc lộ 1 bị tắc nghẽn.
Trong thời gian nầy, một số người đã trà trộn vào đám đông với mục đích định gây rối. Người dân đã phát hiện và bắt được 4 người. Khoảng 15h45, đích thân tôi đã đưa họ ra khỏi đám đông đang giận dữ và thuê taxi chở họ đến nơi họ gửi xe máy.
Khoảng 16h, chúng tôi đi về trụ sở công an huyện Diễn Châu với ý định yêu cầu họ làm rõ việc bắt người sai pháp luật nhưng chúng tôi nhận được thông tin là anh Hoàng Đức Bình đã được đưa về tỉnh Nghệ An. Bà con đứng trước trụ sở công an huyện đồng thanh phản đối công an bắt người trái phép. Công an dùng dàn âm thanh với công suất rất lớn để gây căng thẳng cho bà con.
Chừng 30 phút sau, nhận thấy có sự phận nỗ lớn của người dân, để tránh sự bạo động không cần thiết và theo sự hướng dẫn của bề trên và các cha có mặt tại hiện trường, chúng tôi giải tán và ra về. Chừng 20 phút, kể từ khi đám đông bắt đầu giải tán, bà con cho biết là cảnh sát cơ động đã kéo đến rất đông và đánh đập cách tàn ác những người chưa kịp về.
Từ sự việc xảy ra như trên, tôi có vài nhận định như sau:
Việc cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe sau đó có những người mặc thường phục nhào vào bắt một người ngồi trong xe đem đi là vi phạm pháp luật.
Cụ thể là Khoản 2 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Việc bắt phải có lệnh và người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, phải có đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng và người làm chứng.
Khoản 1 Điều 84 – Bộ Luật tố tụng hình sự còn ghi: “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.”.
Tôi làm bản tường trình này để mọi người biết sự thật, nhằm tránh mọi việc bôi nhọ, cắt xén và vu cáo sau này.
Giáo xứ Song Ngọc ngày 16/5/2017
Người viết tường trình
JB. Nguyễn Đình Thục
***********
Mặc dù BLTTHS quy định cụ thể trình tự thủ tục về việc bắt người cùng những ng dẫn cụ thể từ các bộ ngành liên quan, như bài này được đăng trên trang chình thức của Bộ tư pháp.

(Trích nguyên văn)
Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Khoản 2 và khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định:
- Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu của cơ quan.
- Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe.
- Khi bắt phải lập biên bản bắt người. Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, thái độ của người bị bắt trong việc chấp hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu liên quan được phát hiện, bị tạm giữ và những yêu cầu, khiếu nại của người bị bắt. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản. Nếu có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì họ có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
- Khi tiến hành bắt người phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Sự vắng mặt của những người nói trên làm cho việc bắt người trong trường hợp này không bảo đảm tính hợp pháp.
*****
Nhưng thời gian qua có quá nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng từ phía công an là phía có trách nhiệm thi hành. Như trường hợp mới đây, sáng 15/5/2017 Hoàng Bình bị một nhóm người lạ bắt cóc sau đó báo đài Nghệ An đưa tin đánh lạc hướng, xem như việc những kẻ lạ bắt cóc Hoàng Bình là bắt người theo lệnh ...
Thậm chí dẫn đến xảy ra việc nhiều trường hợp chết người.
Ngày 19/3/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp đoàn giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
Theo báo cáo của Bộ Công an do trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm trình bày tại phiên họp, cho biết trong giai đoạn từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 (3 năm) đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.

Ngoài trường hợp Hoàng Bình, ở đây đưa ra thêm 3 trường hợp cụ thể khác:
1-      Trường hợp anh Bạch Hồng Quyền. Theo thông tin từ gia đình cho biết, ngày 11/05/2017 công an đã 2 lần đến nhà bố vợ BHQ, nói là để "đọc quyết định" nhưng khi yêu cầu cho xem, chụp lại cái gọi là lệnh bắt thì phía công an không cho, qua đoạn video cho thấy cảnh 2 cán bộ Công an Hà Tĩnh đến đã bị vợ BHQ phản ứng êm dịu, nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Ngay ngày hôm sau, trên báo thấy đã phát lệnh truy nã Bạch Hồng Quyền.
(Trích nguyên văn từ Vietnamnet:)
Theo CQĐT, khoảng 8h ngày 3/4, khoảng 2.000 người dân (chủ yếu là giáo dân xã Thạch Bằng và xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) do Bạch Hồng Quyền cầm đầu, kích động mang theo băng rôn, khẩu hiệu, loa thùng kéo đến UBND huyện Lộc Hà lợi dụng khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Sự việc này khiến cho UBND huyện Lộc Hà bị ngừng trệ hoạt động từ 9-15h. Đám đông đã đuổi đánh và bắt giữ trái phép ông Nguyễn Bảo Trung, cán bộ công an tỉnh, bao vây không cho lực lượng y tế đưa đi cấp cứu.
Quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, ngày 18/4, CQĐT, Công an tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố bị can, và lệnh bắt tạm giam đối với Bạch Hồng Quyền về tội “gây rối trật tự công cộng”.
2-      Về trường hợp anh Nguyễn Công Nhựt chết trong trụ sở công an huyện Bến Cát (Bình Dương) mà công an cho biết là trước đó anh Nhật viết đơn tự nguyện xin ở trụ sở công an, sau khi anh chết, công an nói anh tự tử, nhưng có một chi tiết rất lạ là trước khi tự tử anh Nhật đã cẩn thận viết thơ cám ơn cán bộ công an.

(Trích nguyên văn từ vnexpress:)

Tuy nhiên, suốt buổi làm việc với với công an Bình Dương, gia đình anh Nguyễn Công Nhựt không được trả lời hay cung cấp tài liệu liên quan đến cái chết của anh. cơ quan này chỉ công bố báo cáo về cái chết của nạn nhân. Bà Thái Thị Lượm (mẹ anh Nguyễn Công Nhựt, người được cho là đã “tự tử” tại trụ sở công an huyện Bến Cát) và chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (vợ anh Nhựt), Khi gia đình anh Nhựt yêu cầu được cung cấp tài liệu, hồ sơ điều tra nguyên nhân khiến anh Nhựt tử vong; bản ảnh, video khám nghiệm hiện trường, bản gốc lá thư tuyệt mệnh do anh Nhựt viết… thì phía công an từ chối.

Vấn đề được đặt ra ở đây là: “Nếu anh Nhựt xin ở lại trụ sở thì tại sao rất nhiều lần chị Tuyền (vợ anh) xin được gặp chồng nhưng công an huyện Bến Cát nghiêm cấm. Mặt khác, công an cho rằng anh Nhựt đến đó chỉ để phối hợp điều tra thì sao lại bị tịch thu điện thoại và mọi đồ vật cá nhân. Phòng làm việc luôn bị khoá trái, đi vệ sinh cũng phải có người dẫn?
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/khieu-nai-ket-luan-nghi-can-tu-tu-o-tru-so-cong-an-2194790.html
3-      Về trường hợp anh Nguyễn Hữu Tấn chết trong trại tạm giam Vĩnh Long vào ngày 3/5/2017 với nhiều vết cắt trên cổ sau mấy giờ bị bắt. Phía gia đình nói anh bị cắt cổ. phía công an lại nói anh tự cắt cổ, phía công an đưa ra một số chứng cứ nhưng lại có chi tiết mâu thuẩn trái ngược nhau về cái áo mặc trên người.
Theo lời Đại tá Phạm Văn Ngân: lúc 23 giờ ngày 2/5, Cơ quan An ninh điều tra- Công an tỉnh Vĩnh Long, ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Hữu Tấn (để điều tra về hành vi phát tán tài liệu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam. Công an tỉnh Vĩnh Long khẳng định: đối tượng Nguyễn Hữu Tấn chết do tự sát. Điều dáng nói là trong video đưa ra trong buổi họp báo ông Tấn mặc đồ sọc tù – loại dành cho người tù thụ án, nhưng trong một hình khác lại mặc áo thun trắng.


1 comment:

Ngô Văn Kiên said...

Vai trò, tác dụng của yoga với vẻ đẹp phụ nữ. Yoga là phương pháp thể dục có tác dụng giúp chị em phụ nữ có một vóc dáng cân đối hoàn hảo cùng với một cơ thể dẻo dai, săn chắc.