Saturday, June 29, 2013

Lịch Sử Quốc hiệu Việt Nam và lá Quốc kỳ đầu tiên của nước "Việt Nam"


* Vua Gia Long thống nhất đất nước lên ngôi năm 1802 đặt Quốc hiệu là VIỆT NAM, đây là lần đầu tiên tên nước Việt Nam được dùng cho nước ta, trước đó và sau này và mãi cho đến hiện nay chỉ duy nhất thời nhà Nguyễn mới có tên nước là Việt Nam (2 chữ) còn ngoài ra thời xưa thì Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu... còn thời nay thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Hòa miền nam Việt Nam hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không có thời nào lấy Quốc hiệu tên nước là Việt Nam như thời nhà Nguyễn.

* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)
Vào tháng 8 năm 1883 đời vua Hiệp Hòa, Pháp tấn công vào cửa Thuận An, gởi tối hậu thư bắt ép triều đình phải ký hoà ước Quý Mùi 1883, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, còn Trung và Bắc Kỳ thuộc quyền bảo hộ của Pháp (có nghĩa là mất tư cách độc lập về ngoại giao và quốc phòng).
Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ.
Năm 1890 vua Thành Thái ban hành lá cờ vàng 3 sọc đỏ:
Thành Thái (14/3/1879 – 20/3/1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại Nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều, là cháu nội của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y và là chắt của vua Thiệu Trị.
Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.
Ngày 2/2/1889 Bửu Lân lên ngôi tại điện Thái Hòa lấy hiệu là Thành Thái. Khi đó mới 10 tuổi. Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt, được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp.
Ông để ý đến cả các loại vũ khí, đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris) vẽ cho ông các khẩu súng Pháp. Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Có thể nói Thành Thái là người có hiểu biết khá toàn diện.
Tinh thần chống Pháp
Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu phụ. Dưới triều Thành Thái tuy vẫn còn có những cuộc vận động chống Pháp, nhưng nhìn chung Việt Nam cũng đã đi vào ổn định, nên đã có nhiều công trình mới được xây dựng. Nhất là ở kinh đô Huế, các bệnh viện, trường Quốc học, chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền... đều được xây dựng vào thời kỳ này.
Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ.
Lá cờ mới có nền vàng với ba vạch nằm ngang màu đỏ ở giữa tượng trưng cho 3 vùng Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ vốn đang bị chia cắt lúc đó (Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ của Pháp). Để qua mặt thực dân Pháp, ông giải thích rằng biểu tượng trên lá cờ là quẻ "càn" (☰) trong kinh dịch vốn tượng trưng cho Trời. Thực dân Pháp dù rất tức giận nhưng không thể làm gì được. Lá cờ này được coi như là "quốc kỳ" thực sự đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)
Vua Thành Thái Bị ép thoái vị
Trước các ý tưởng cấp tiến của Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí. Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên. Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên, ép ông thoái vị. Còn nếu Thành Thái muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng ông đã ném tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất, từ chối.
Ngày 29 tháng 7 năm 1907, nhân dịp Thành Thái không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận, Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc Thành Thái trong Đại Nội. Một Hội đồng Phụ chính do Trương Như Cương cầm đầu được thành lập.
Đầu tháng 5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu “Bạch Dinh” ngày nay).
Ông mất ngày 20 tháng 3 năm 1954 tại Sài Gòn và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.

Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - gọi tắt là "Cờ Vàng" - là lá "quốc kỳ" đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ "Quốc Gia".



No comments: