LÀM GÌ KHI "ĐƯỢC MỜI"
Có rất nhiều lý do để bị/được mời, và bên mời ít
nhất phải gởi giấy mời. Phải nói rõ điều này để biết rằng, chúng ta có quyền từ
chối lời mời khi không được cho biết rõ lý do mời, hoặc không rõ người làm việc
là ai. Phải nói rằng, dù bị hay được mời, thì cả hai bên - bên mời và bên được
mời - đều phải có thái độ tôn trọng nhau trong tinh thần đối thoại trao đổi
sòng phẳng.
Cần nhắc nhớ chính bản thân chúng ta điều này,
bởi chúng ta không phải là tội phạm. Nếu cảm thấy bị đe dọa, nạt nộ hay không
được tôn trọng, chúng ta có quyền từ chối (bằng cách giử im lặng).
Những điều cần lưu
ý:
1. Khi đi làm
việc, cần mang theo giấy tờ tùy thân, tốt nhất là CMND (hãy chuẩn bị sẵn sổ
tay, bút để ghi nhanh lại vụ việc)
2. Đối thoại trong tinh thần sòng
phẳng và tôn trọng nhau, quan điểm của bên mời (CA, AN) không thể/không có
quyền áp đặt quan điểm người dân. Ở đây tôi muốn nói đến thái độ khi nhận lời
mời, nếu bạn ý thức được hành động của mình bạn cứ thẳng thắn trao đổi. Phải
xác định rằng, bạn khó/không thể né tránh một lời mời có mục đích rõ ràng, vì
vậy hãy chọn thái độ đúng đắn.
3. Đầu tiên, khi bắt đầu làm
việc, bạn yêu cầu được biết tên, chức vụ của người làm việc. Kế đến yêu cầu ghi
vào biên bản “Tôi yêu cầu mỗi bên giử một biên bản, nếu không tôi sẽ không ký
biên bản” (mỗi bên giử một bản chính với chử ký sống chứ không phải bản
photo sau khi ký). Khi làm việc nhớ luôn nhắc đi nhắc lại
với họ (và cũng nhắc nhở với chính mình) 2 điều:
- Tất
cả mọi người đều phải "sống, làm việc theo hiến pháp và pháp
luật"
- Tất
cả mọi người đều "bình đẳng trước pháp luật"
Chú ý biên bản làm việc, tiêu đề phải là biên bản
làm việc hoặc biên bản đối thoại, chứ không phải biên bản ghi lời khai. (bởi
chúng ta không phải là tội phạm). Nếu cảm thấy lời ghi trong biên bản không
trung thực, bạn yêu cầu ghi lại chính xác nếu không trước khi ký cần ghi rỏ vào
biên bản: "biên bản ghi không đúng sự thật" rồi ký.
4. Bạn có quyền từ chối việc kê khai lý
lịch, bởi khi gởi giấy mời, họ đã xác định được nhân thân của bạn. Vì vậy, điều
tra lý lịch (nếu có) là nhiệm vụ của họ chứ không phải của bạn.
5. Cần có thái độ rõ ràng dứt khoát khi làm việc,
mời làm việc vì nội dung nào thì chỉ xoay quanh vấn đề đó, bạn “có quyền” từ
chối không cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email, Nick
tài khoản mạng xã hội... hoặc thông tin về các mối quan hệ của mình.
6. Bạn có quyền yêu cầu chấm dứt buổi làm việc,
nếu cảm thấy tinh thần và trạng thái sức khỏe không được đảm bảo. Nên xác định
rõ thời gian làm việc với họ, và đề nghị phải được thông báo cho gia đình về
thời gian làm việc. Bạn có quyền được đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc như
nghe điện thoại, tuyệt đối không ai có quyền buộc bạn tắt điện thoại, chỉ có
thể yêu cầu bạn để chế độ chuông nhỏ, hoặc tạm ngưng liên lạc những việc không
thực sự cần thiết. Phải nhớ kỹ điều này.
7. Chỉ làm việc với người có tên trong giấy mời,
còn những người khác (nếu có) thì bạn “có quyền” từ chối trả lời các câu hỏi
của họ.
8. Vui vẻ và thư giãn như một buổi đối thoại thực
sự. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn lạc quan hơn và đỡ mệt mỏi.
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI "ĐƯỢC
MỜI"
Đã có những điều nên thì ắt phải có những điều
không nên, để tránh đi sự rắc rối không đáng có cho bản thân người được/bị mời
làm việc, xin được chia sẻ chút ít kinh nghiệm:
1. Điều đầu tiên phải nói đến đó là: không nên
nôn nóng vì muốn kết thúc nhanh để ra về sớm. Điều này rất nhiều người vướng
phải, và bên phía mời luôn nắm đúng điểm này để khai thác. Đã gọi là giấy mời
thì có giờ bắt đầu làm việc rõ ràng, và trước khi làm việc, nên trao đổi thẳng
thắn về giờ kết thúc để đôi bên cùng sắp xếp công việc của mình. Một khi thời
gian làm việc bị kéo dài quá quy định, chúng ta yêu cầu để mình thông báo với
gia đình, người thân, bạn bè công khai về lý do kéo dài, và thời gian làm việc
sắp tới. Đó là quyền tối thiểu của những người được/bị mời làm việc.
2. Tuyệt đối không nên trả lời những vấn đề mà
mình không nắm rõ, hoặc không biết chắc, dựa trên những câu hỏi mở có gợi ý của
người hỏi. Bởi làm việc theo giấy mời, thường là một kiểu "đối thoại, trao
đổi ý kiến" ở một số vấn đề rõ ràng mà người được mời có liên quan, vì vậy
phải xác định rằng, đây là một buổi làm việc chứ không phải hỏi cung, do đó Với
những câu hỏi dạng có gợi ý trả lời sẵn, thì tốt nhất hãy trả lời rằng:
"TÔI TỪ CHỐI TRẢ LỜI CÂU NÀY" vì không liên quan nội dung làm việc
hoặc có tính cách cá nhân, riêng tư.
3. Không nên quanh co và lẩn tránh vấn đề. Với
những câu hỏi có tính cách cá nhân, riêng tư, hoặc những vấn đề không liên quan
đến nội dung buổi làm việc. Hãy trả lời thẳng thắn với họ: "TÔI TỪ CHỐI
TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY VÌ ĐÓ LÀ VIỆC CÁ NHÂN CỦA TÔI" chứ đừng né tránh vòng
vo, tuyệt đối không bịa chuyện trả lời. Họ có đủ nhân lực, thời gian và đủ sức
khỏe để theo đuổi đến cùng.
4. Không nên trả lời hết các câu hỏi của những
người có mặt trong phòng làm việc với bạn (nếu có), thường thì sẽ có ít nhất là
2 người thay phiên nhau hỏi, một người ghi biên bản. Chúng ta có quyền chỉ trả
lời người trực tiếp đứng tên trên giấy mời làm việc, để tránh tình trạng bị dẫn
dắt loanh quanh và vòng vèo. Phải xác định cụ thể người làm việc với bạn là ai,
tránh "xa luân chiến" dẫn đến bạn mất tập trung.
5. Không nên tỏ ra bực dọc hay nổi nóng khi bị
hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề. Nóng giận thì dễ mất bình tĩnh, mà mất bình
tĩnh thường sẽ mất luôn sự tỉnh táo. Khi gặp phải câu hỏi "quen
thuộc", chỉ cần trả lời nhẹ nhàng "TÔI NGHĨ LÀ MÌNH ĐÃ TRAO ĐỔI VỀ
VẤN ĐỀ NÀY RỒI" (Hãy chuẩn bị sẵn sổ tay, bút để ghi nhanh lại các câu
hỏi, các ý mà mình đã đối thoại, điều này tránh được tình trạng lòng vòng, và
nhất là bạn luôn có thể kiểm soát được ý mình).
6. Không nên tỏ ra quá căng thẳng hay nghiêm
trọng hóa vấn đề. Nên nghĩ nhẹ nhàng rằng đây là buổi đối thoại, và những người
đối diện với bạn đang làm công việc của họ, đó là nghề nghiệp, là cuộc sống của
họ. và tất cả chúng ta đều là con người. (Điều này đôi khi hơi khó, nhưng nếu
giữ mình nhẹ nhàng được trong tình huống này sẽ đỡ "mệt" rất nhiều).
7. Không nên nhận lời mời làm việc khi bạn cảm
thấy mệt mỏi. Chủ động kiểm soát trạng thái sức khỏe và tinh thần của chính
bạn. Chuẩn bị tốt về sức khỏe nếu cảm thấy bất ổn, có thể từ chối cuộc gặp vì
lý do sức khỏe.
8. Không nên tỏ ra là người biết những thủ thuật,
mánh khóe nghiệp vụ của họ. Điều này dễ dẫn đến việc bạn tham gia tự gài bẫy
mình. Vì họ có nghiệp vụ về "tâm lý tội phạm", họ có mánh khóe bức,
mớm cung... nếu sa đà vào đối thoại tức chúng ta vô tình gài bẫy chính mình.
9. Không nên hứa hẹn cũng như không ký bất kỳ
giấy cam kết nào vì chúng ta chỉ phải tuân thủ Pháp luật. Xưa nay, phía cán bộ
là những kẻ có quyền lực thường "đổi trắng thay đen" một cách vô
liêm. Phải hiểu như thế để biết mình phải nên cư xử như thế nào.
*****
Những điều trên đây, là trải nghiệm của bản thân.
Có thể trường hợp của bạn sẽ không giống tôi. Nhưng qua đó, tôi hy vọng rằng
các bạn có thể tìm ra cách bảo vệ hữu hiệu nhất cho chính mình. Điều cuối cùng
tôi muốn nói với các bạn rằng, trong cuộc đời của một con người bình thường,
cái không đáng sợ nhất chính là SỰ SỢ HÃI. Bởi chúng ta bị nhốt quá lâu trong
trăm ngàn nỗi lo sợ vô hình, nên khi đối diện với vấn đề, thái độ đầu tiên
người ta chọn đó là sợ hãi. Bạn có khi nào nghĩ rằng, khi chúng ta nhận được
giấy mời, đồng nghĩa là ở đâu đó có người - nhóm người - thế lực đang sợ hãi
điều bạn nói, cách bạn làm ? Các bạn hãy vững tin vào chính mình, bởi đằng sau
chúng ta là sự thật, là công lý và nhân dân.
- để tránh trường hợp lạm quyền hay lợi
dụng sự quen biết cá nhân nhờ công an địa phương viết giấy mời (hoặc mời
miệng). Khi đến làm việc hãy yêu cầu họ cho xem giấy giới thiệu, giấy
công tác hoặc giấy gì chứng tỏ đúng là cán bộ đó được cử đến làm
việc với mình.
- Điều đầu tiên là yêu cầu biên bản mỗi bên
giử 1 bản, hãy cương quyết yêu cầu họ ghi vào biên bản lời yêu cầu này và
nhấn mạnh với họ là: "nếu tôi không được giử 1 bản thì tôi sẽ
không ký" và nếu họ không giao mình 1 bản, lúc đó hãy nói với
họ rằng: "các anh cứ an tâm thoải mái tự biên, tự diễn, tự ghi,
tự ký đi tôi không quan tâm anh viết gì, ghi gì và cũng đừng đọc hay
đưa tôi xem lại làm gì cho mất công vì tôi không có trách nhiệm gì về
việc các anh ghi chép gì cả. Khi cương quyết yêu cầu họ giao mình giử
một bản sẽ làm họ bị bất ngờ rơi vào thế bị động.
- Một khi đã đi làm việc thì đừng nôn nóng
được về sớm mà trả lời nhanh theo gợi ý của họ (đây là điểm nhiều
người mắc phải).
- làm việc với họ, nếu biết chắc mình đúng
thì cứ thoải mái trao đổi (tranh luận, cự cải) tới bến không có gì phải
e dè sợ sệt, và cũng nên hiểu và thông cảm là họ cũng làm nhiệm
vụ cho nên mình cũng không nên cứng quá khiến họ khó xử, nếu thấy
không có gì trở ngại nên nói chuyện trao đổi ôn hòa với họ họ sẽ
thấm hơn.
- Hãy cố tránh không nên ký vào bất kỳ
cái gì trừ khi thấy việc ký tên có lợi cho mình. Nhất là các tài
liệu do họ lấy trên mạng, trên blog rồi in ra đem đến bảo mình đọc ký
xác nhận... Nói với họ những bản in này do anh/chị mang đến, vì vậy
các tài liệu đó là của anh/chị chứ không phải của tôi. Phải kiên
quyết nhấn mạnh (không tranh luận): những cái này của anh/chị mang
đến, do anh/chị in ra thì anh/chị hãy ký xác nhận, xin lỗi không việc
gì tôi phải ký xác nhận giùm anh/chị.
- Hơn nữa, trong một bài viết chỉ cần sửa
hay thêm, bớt đi một vài chử thậm chí chỉ cần dời dấu chấm, dấu
phẩy là khác nghĩa rồi, bài viết là theo cảm hứng lúc viết làm sao
người viết nhớ từng câu từng chử được, hơn nữa những trang in chi
chít chử như thế này làm sao mà đọc xem hết đúng sai trong một thời
gian ngắn được?
- Mặt khác nếu tôi ký xác nhận vào những
trang tài liệu này rồi lở ai đó đem trộn thêm vào vài trang chống
đối đả đảo này nọ đem rải truyền đơn mà trong số đó có chử ký xác
nhận của tôi thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Hoặc ai đó vu khống bảo đây
là những tài liệu tuyên truyền chống đối do chính đương sự tự nguyện
giao nộp với chử ký xác nhận của tôi thì sao?.
- Có thể họ nói là sẽ dùng máy truy cập
online tại chổ ngay trước mặt để in... - Trả lời: những gì do tôi viết
ra là bản quyền của tôi được luật pháp bảo vệ, các anh/chị có quyền
xem, đọc thoải mái nhưng tôi không đồng ý và không cho phép bất kỳ ai sử
dụng vào bất kỳ mục đích khác.
- Về việc họ trích in ra từ máy cá nhân (của
bạn).
- Những gì trong máy (máy còn trong sự kiểm soát
của tôi) là của tôi (ngoại trừ trường hợp Virus), khi máy trong sự kiểm soát
của anh/chị, những gì anh/chị tự in ra là của anh/chị chứ không phải của tôi.
LƯU
Ý:
Có nhiều bạn đã tỏ ra rất lo
lắng sợ hãi “GIẤY TRIỆU TẬP”, thật ra đó là một loại Giấy mời được các cơ quan
tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) sử dụng trong quá
trình điều tra vụ án, chi tiết cụ thể các trường hợp sử dụng trong Bộ Luật Tố
Tụng Hình sự. Theo quy định, khi tiến hành hoạt động tố tụng không sử dụng Giấy
mời mà chỉ có duy nhất giấy triệu tập. Người được triệu tập có quyền yêu cầu
Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán cho biết rõ tư cách tham gia tố tụng
của mình là gì, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng riêng theo
từng loại tư cách tham gia, và ghi rõ vào biên bản làm việc. Nếu họ không chứng
minh được những điểm đó với người được triệu tập thì người được triệu tập có
quyền từ chối làm việc.
Ngoài ra. Có một số người không hiểu,
không biết về quyền từ chối làm việc lại cứ tuyên bố là bất hợp tác, xin nói rỏ
người dân từ chối làm việc vì công an không hợp tác với người dân làm đúng theo
quy định, chứ không phải người dân không hợp tác.
Về “GIẤY TRIỆU TẬP” đã có trong CẨM NANG
PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG ở đây:
http://huynhcongthuan.blogspot.com/2013/05/nghiem-cam-viec-tuy-tien-tam-giu-nguoi.html
Chúc bình an!
No comments:
Post a Comment