Về khu “gác trọ” – Thăm
lại người em , Đinh Nguyên Kha.
Ấp 3, Xã Mỹ Phú – Thủ Thừa – Tp. Tân An – Long An. 15 /11/ 2013.
Ấp 3, Xã Mỹ Phú – Thủ Thừa – Tp. Tân An – Long An. 15 /11/ 2013.
Sáng, trời u ám. Mưa lất phất, không
lớn lắm, nhưng đủ làm con đường đất ngoằn nghèo trở nên lầy lội. Mẹ Liên, tay xách
bịch đồ thăm nuôi, tay kẹp đôi dép, mặt ướt lấm tấm từng hạt mưa lướt vội trên
con đường lầy thúc giục:“ Về thu xếp lẹ, có khách.”
7h30. Điện thoại tôi reo. “ Alo ,anh đứng trước nhà em. Một người lính già ghé thăm em, thăm Kha và gia đình”. Khi về đến nhà. Hai anh “lính già” từng đối đầu với nhau ngoài chiến trận năm nào ngồi cặp kè nhau trên ghế đá hiên nhà, cười híp mắt. Bất ngờ đan xen hạnh phúc cùng những cái ôm vỗ vai thắm thiết của 2 ông “bạn già” mà cách đây vài ngày thì chưa quen biết.
- Cám ơn các anh.
- Cám ơn gì, thằng Kha lôi bọn anh về đây. Dẫn anh đi gặp nó, mau – Tôi cười.
9h30. Quân số đã đầy đủ, mẹ Liên thúc giục: Đi lẹ lên, thằng Kha đang trông. 5 chiếc xe máy, 10 người, đồ đạc thăm nuôi treo lĩnh khỉnh. Lên đường.
10h. Trại tạm giam. Như thường lệ, vẫn có vài anh an ninh làm nhiệm vụ quay phim và kiểm duyệt người vào thăm nuôi. Mẹ Liên lại bắt tay, hỏi thăm các anh thân mật:
- Chúng tôi lại làm phiền các anh.
- Nhiệm vụ thôi cô à. Hôm nay chú không đi hả cô?
- Chú bệnh rồi nên ở nhà, có bạn gái thằng Kha đi thế. – Mẹ cười
Chào hỏi xong, Mẹ Liên thoăn thoắt vào phòng làm giấy gửi quà thăm nuôi. Mọi người ngồi ghế đá nhà chờ, người đi thăm nuôi đông nghẹt. Mẹ đưa tờ giấy thăm nuôi mà công an Tỉnh Long An vừa ký xác nhận cho gặp mặt Đinh Nguyên Kha. Đọc sơ, tôi thắc mắc:
- Sao tên chị Nhung lại bị gạch?
- Họ không cho con Nhung vào. Gặp mặt bên trong, chỉ gia đình mình vào thôi.
Gia đình tôi vào trong cổng trại, gửi lại điện thoại lại khu vực gửi đồ và đi vào trong. Đi cùng là một người bạn gái xinh xắn của Kha, niềm khích lệ tinh thần đáng quý.
Vào sâu trong khu trại, ngang qua dãy phòng giam tôi từng ở. Tôi chỉ mẹ Liên:
- Khu “gác trọ” của con kìa, ở hơn 4 tháng, chưa đóng tiền nhà và điện nước.
- Đợi thằng Kha ra đi, tao quay lại thanh toán 1 lượt.
Mọi người được một trận cười nghiêng ngả trên đường đi.
Chúng tôi được gặp Kha tại phòng hỏi cung thuộc khu vực trại giam.Ngồi đợi, 5 phút sau Kha được dẫn ra cùng 3 cán bộ trại giam. Chúng tôi trò chuyện vui vẽ, thân mật, không khoảng cách và nhận được sự tôn trọng cần thiết của cán bộ trại.
Tinh thần Kha vững, sức khỏe tốt. Kha huyên thuyên hỏi thăm về gia đình, hỏi về bản thân tôi sau khi ra trại. Hỏi về đồng bào bên ngoài và nể phục tinh thấn đấu tranh của những người yêu chuộng tự do trong và ngoài nước.
Tôi hỏi một số thứ cần thiết:
- Em làm gì trong trại giam?
- Học luật, tố tụng hình sự và phân tích luật hình sự.
- Em biết hết mọi quyền lợi hợp pháp của người đang bị tạm giam hết chưa?
- Biết và em đã sử dụng quyền của mình trong mọi tình huống, kể cả khiếu nại tố cáo.
- Việt Nam vừa ký công ước chống tra tấn của LHQ . Trong đó ghi cụ thể rằng: Không có bất cứ trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn và đối xử tàn nhẫn với người dân và tù nhân. Và đặc biệt hơn Việt Nam đã vào hội đồng nhân quyền LHQ. Thủ tướng đang thúc đẩy nhân quyền tích cực.
- Điều này có nghĩa như thế nào?
- Không ai có quyền đối xử tệ với em, em sẽ ra tù trong nay mai và án khủng bố phải được xếp lại.
- Em không khủng bố, phía an ninh đã cam kết đình chỉ điều tra có hiệu lực trong vòng 105 ngày. Và em sẽ không bao giờ cho mình là thằng khủng bố.
- Anh và gia đình sẽ làm mọi cách hợp pháp để thúc đẩy, triệt tiêu cái “mũ” khủng bố ,mọi người đều ủng hộ em và gia đình mình.
- Lúc ra tù, mọi người đón anh rất đông và khiêng anh lên phải không?
- Ừ, sao em biết?
- (Cười)
- Khi em ra, sẽ gấp 5 hay 10 hay 100 lần như thế.
- Cho em gửi lời thăm đến tất cả mọi người, cảm ơn mọi người.
- Giữ vững lòng tin và ý chí, em trai.
Khoảng 20 phút nói chuyện, trao đổi mọi thứ cần thiết. Chúng tôi chào tạm biệt, Kha và bạn gái có những cái ôm thẹn thùng và… hẹn gặp lại.
Bên ngoài, nắng đã lên lắp lánh xuyên qua khe cửa sổ, khuôn mặt Kha chói sáng, rạng ngời.
Một cái vỗ vai, một cái ôm tưởng như bình dị. Nhưng đối với người tù, đó lại là một liều thuốc tăng lực mạnh mẽ, vực dậy tinh thần và ý chí mãnh liệt. Tôi gọi đó là “động lực sinh tồn”, tôi đã từng như thế, tôi hiểu.
7h30. Điện thoại tôi reo. “ Alo ,anh đứng trước nhà em. Một người lính già ghé thăm em, thăm Kha và gia đình”. Khi về đến nhà. Hai anh “lính già” từng đối đầu với nhau ngoài chiến trận năm nào ngồi cặp kè nhau trên ghế đá hiên nhà, cười híp mắt. Bất ngờ đan xen hạnh phúc cùng những cái ôm vỗ vai thắm thiết của 2 ông “bạn già” mà cách đây vài ngày thì chưa quen biết.
- Cám ơn các anh.
- Cám ơn gì, thằng Kha lôi bọn anh về đây. Dẫn anh đi gặp nó, mau – Tôi cười.
9h30. Quân số đã đầy đủ, mẹ Liên thúc giục: Đi lẹ lên, thằng Kha đang trông. 5 chiếc xe máy, 10 người, đồ đạc thăm nuôi treo lĩnh khỉnh. Lên đường.
10h. Trại tạm giam. Như thường lệ, vẫn có vài anh an ninh làm nhiệm vụ quay phim và kiểm duyệt người vào thăm nuôi. Mẹ Liên lại bắt tay, hỏi thăm các anh thân mật:
- Chúng tôi lại làm phiền các anh.
- Nhiệm vụ thôi cô à. Hôm nay chú không đi hả cô?
- Chú bệnh rồi nên ở nhà, có bạn gái thằng Kha đi thế. – Mẹ cười
Chào hỏi xong, Mẹ Liên thoăn thoắt vào phòng làm giấy gửi quà thăm nuôi. Mọi người ngồi ghế đá nhà chờ, người đi thăm nuôi đông nghẹt. Mẹ đưa tờ giấy thăm nuôi mà công an Tỉnh Long An vừa ký xác nhận cho gặp mặt Đinh Nguyên Kha. Đọc sơ, tôi thắc mắc:
- Sao tên chị Nhung lại bị gạch?
- Họ không cho con Nhung vào. Gặp mặt bên trong, chỉ gia đình mình vào thôi.
Gia đình tôi vào trong cổng trại, gửi lại điện thoại lại khu vực gửi đồ và đi vào trong. Đi cùng là một người bạn gái xinh xắn của Kha, niềm khích lệ tinh thần đáng quý.
Vào sâu trong khu trại, ngang qua dãy phòng giam tôi từng ở. Tôi chỉ mẹ Liên:
- Khu “gác trọ” của con kìa, ở hơn 4 tháng, chưa đóng tiền nhà và điện nước.
- Đợi thằng Kha ra đi, tao quay lại thanh toán 1 lượt.
Mọi người được một trận cười nghiêng ngả trên đường đi.
Chúng tôi được gặp Kha tại phòng hỏi cung thuộc khu vực trại giam.Ngồi đợi, 5 phút sau Kha được dẫn ra cùng 3 cán bộ trại giam. Chúng tôi trò chuyện vui vẽ, thân mật, không khoảng cách và nhận được sự tôn trọng cần thiết của cán bộ trại.
Tinh thần Kha vững, sức khỏe tốt. Kha huyên thuyên hỏi thăm về gia đình, hỏi về bản thân tôi sau khi ra trại. Hỏi về đồng bào bên ngoài và nể phục tinh thấn đấu tranh của những người yêu chuộng tự do trong và ngoài nước.
Tôi hỏi một số thứ cần thiết:
- Em làm gì trong trại giam?
- Học luật, tố tụng hình sự và phân tích luật hình sự.
- Em biết hết mọi quyền lợi hợp pháp của người đang bị tạm giam hết chưa?
- Biết và em đã sử dụng quyền của mình trong mọi tình huống, kể cả khiếu nại tố cáo.
- Việt Nam vừa ký công ước chống tra tấn của LHQ . Trong đó ghi cụ thể rằng: Không có bất cứ trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn và đối xử tàn nhẫn với người dân và tù nhân. Và đặc biệt hơn Việt Nam đã vào hội đồng nhân quyền LHQ. Thủ tướng đang thúc đẩy nhân quyền tích cực.
- Điều này có nghĩa như thế nào?
- Không ai có quyền đối xử tệ với em, em sẽ ra tù trong nay mai và án khủng bố phải được xếp lại.
- Em không khủng bố, phía an ninh đã cam kết đình chỉ điều tra có hiệu lực trong vòng 105 ngày. Và em sẽ không bao giờ cho mình là thằng khủng bố.
- Anh và gia đình sẽ làm mọi cách hợp pháp để thúc đẩy, triệt tiêu cái “mũ” khủng bố ,mọi người đều ủng hộ em và gia đình mình.
- Lúc ra tù, mọi người đón anh rất đông và khiêng anh lên phải không?
- Ừ, sao em biết?
- (Cười)
- Khi em ra, sẽ gấp 5 hay 10 hay 100 lần như thế.
- Cho em gửi lời thăm đến tất cả mọi người, cảm ơn mọi người.
- Giữ vững lòng tin và ý chí, em trai.
Khoảng 20 phút nói chuyện, trao đổi mọi thứ cần thiết. Chúng tôi chào tạm biệt, Kha và bạn gái có những cái ôm thẹn thùng và… hẹn gặp lại.
Bên ngoài, nắng đã lên lắp lánh xuyên qua khe cửa sổ, khuôn mặt Kha chói sáng, rạng ngời.
Một cái vỗ vai, một cái ôm tưởng như bình dị. Nhưng đối với người tù, đó lại là một liều thuốc tăng lực mạnh mẽ, vực dậy tinh thần và ý chí mãnh liệt. Tôi gọi đó là “động lực sinh tồn”, tôi đã từng như thế, tôi hiểu.
No comments:
Post a Comment