Tuesday, October 07, 2014

Lịch Sử Quốc hiệu Việt Nam và lá Quốc kỳ đầu tiên của nước "Việt Nam" (only VIỆT NAM)


* Vua Gia Long thống nhất đất nước lên ngôi năm 1802 đặt Quốc hiệu là VIỆT NAM, đây là lần đầu tiên tên nước Việt Nam được dùng cho nước ta, trước đó và sau này và mãi cho đến hiện nay chỉ duy nhất thời nhà Nguyễn mới có tên nước là Việt Nam (2 chữ) còn ngoài ra thời xưa thì Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu... còn thời nay thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Hòa miền nam Việt Nam hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không có thời nào lấy Quốc hiệu tên nước là Việt Nam như thời nhà Nguyễn.

* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)
Vào tháng 8 năm 1883 đời vua Hiệp Hòa, Pháp tấn công vào cửa Thuận An, gởi tối hậu thư bắt ép triều đình phải ký hoà ước Quý Mùi 1883, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, còn Trung và Bắc Kỳ thuộc quyền bảo hộ của Pháp (có nghĩa là mất tư cách độc lập về ngoại giao và quốc phòng).
Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ (SV Nguyễn Phương Uyên đã dùng lá cờ này và còn cẩn thận ghi rỏ: ĐẠI NAM QUỐC KỲ).
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - gọi tắt là "Cờ Vàng" - là lá "quốc kỳ" đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ "Quốc Gia".

HÌNH ẢNH:
* Các lá Quốc kỳ trong thời các vua nhà Nguyễn đặt quốc hiệu là Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1948.
* Quốc kỳ của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam thời Quốc Trưởng Bảo Đại từ năm 1948 đến năm 1954 và Quốc kỳ VNCH từ năm 1954 đến 1975.


*******
Trưa 13/7/2014 nói chuyện với cựu quân nhân và hậu duệ về những lá cờ nước "Việt Nam", vì đa số mọi người cứ thấy cờ vàng 3 sọc đỏ cứ cho là cờ VNCH, trong khi mình xác định lá cờ vàng 3 sọc đỏ có từ thế kỷ 19, năm 1890 Vua Thành Thái đã xuống chiếu thay cờ chữ hán (Long Tĩnh Kỳ) bằng lá cờ vàng 3 sọc đỏ, lá cờ này được dùng đến thời vua Duy Tân 1920, Vua Thành Thái và Vua Duy Tân là 2 vị vua chống Pháp đã bị truất ngôi và đày sang Pháp, vua Thành Thái sau được đưa về an trí ở Bạch Dinh (Vũng Tàu) còn vua Duy Tân tử nạn bên Pháp.

  

Có thể nói cờ vàng 3 sọc đỏ là lá quốc kỳ đầu tiên của nước Việt Nam (nước VIỆT NAM) đúng nghĩa cả nghĩa lẫn đen nghĩa bóng, nhưng lúc trưa mình không tìm ra tài liệu dẫn chứng, giờ về nhà mới tìm ra được lưu lại để sau này khỏi phải tìm:




No comments: